Giải pháp về các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 84 - 86)

4.2. Các giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viê ny tế tại Bệnh viện Đa

4.2.3. Giải pháp về các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp

Đồng nghiệp tại bệnh viện hiện nay chỉ có sự tương tác trong cùng khoa, phòng hoặc bộ phận có liên quan trực tiếp, rất ít trao đổi với nhân viên các khoa, phòng khác, làm giảm khả năng phối hợp giữa các khoa, phòng, sự liên kết trong

tồn bệnh viện. Bên cạnh đó, một số tình trạng là nhân viên có thâm niên lâu năm chưa chỉ bảo tận tình cho nhân viên mới cũng như là khơng khơng tin tưởng giao nhiệm vụ cho người lao động mới vì sợ chưa có kinh nghiệm sẽ làm hỏng việc.

Để nâng cao sự gắn kết giữa nhân viên các khoa, phòng ban với nhau, bệnh viện nên thay đổi cách thức tổ chức các buổi sinh hoạt chung, cụ thể như sau:

 Trong các chuyến du lịch hằng năm, chia các nhóm được lập từ các thành viên của các khoa, phòng ban khác nhau để cùng tham gia các trò chơi hoặc các tiết mục văn nghệ.

 Tổ chức các buổi tiệc giao lưu giữa toàn bệnh viện trong các dịp lễ, kỷ niệm ngày thành lập bệnh viện.

 Ngồi ra, Cơng đồn hoặc Đồn thanh niên bệnh viện có thể tăng cường tổ chức các chương trình, hoạt động ngồi trời, teambuilding, hội trại, hội thao, văn hóa văn nghệ… để giúp nhân viên giảm bớt căng thẳng trong công việc và tăng tính đồn kết giữa các nhân viên trong bệnh viện với nhau với nhau. Cịn về tình trạng là nhân viên có thâm niên lâu năm chưa chỉ bảo tận tình cho nhân viên mới cũng như là không không tin tưởng giao nhiệm vụ cho người lao động mới vì sợ chưa có kinh nghiệm sẽ làm hỏng việc. Lỗi này thuộc về lỗi quản lý, cấp quản lý trực tiếp đã không trực tiếp chỉ đạo nhân viên. Cấp quản lý cần phân chia rõ ràng nhiệm vụ, chỉ rõ đích danh ai kèm cặp ai, chứ khơng phân nhiệm vụ chung chung. Việc tiến hành đào tạo cho nhân viên mới cần chú ý những vấn đề sau:

 Lựa chọn người đào tạo từ những nhân viên cũ có kinh nghiệm chun mơn và hiểu biết rõ về hoạt động của bệnh viện.

 Xây dựng quan hệ tương tác cá nhân từ buổi đầu nhân viên mới làm quen với môi trường tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi. Có thể giới thiệu họ với người giám sát trực tiếp và các đồng nghiệp khác dưới hình thức một buổi trò chuyện thân mật, thoải mái. Từ đó giúp nhân viên mới có một cái nhìn tổng

quan về bệnh viện, bao gồm: lịch sử thành lập, tình hình hoạt động, các quy định, quy chế, nguyên tắc, chính sách đối với người lao động, chức năng của các khoa, phòng.

 Đào tạo trình độ chun mơn và những kỹ năng cơ bản như giao tiếp ứng xử, làm việc nhóm..., tạo điều kiện tiếp xúc và trau dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc mà họ đảm trách hoặc có thể tìm hiểu cơng việc của các khoa, phòng khác để họ phối hợp khi làm việc.

Lợi ích của giải pháp:

 Giúp đồng nghiệp hiểu nhau hơn, các cơng việc nhóm hoặc các công việc liên quan giữa các khoa, phịng được giải quyết nhanh chóng.

 Việc kèm cặp, giao việc cho nhân viên mới giúp cho bệnh viện tận dụng được nguồn nhân lực nội bộ, huấn luyện chuyên sâu theo từng trường hợp cụ thể người lao động hay gặp phải, giúp cho nhân viên cịn yếu kém có nhiều kỹ năng và nghiệp vụ từ đồng nghiệp. Đồng thời giúp cho bệnh viện có nguồn nhân lực sẵn sàng có thể thay thế nếu có trường hợp người lao động nghỉ việc.

Kế hoạch thực hiện giải pháp:

Các giải pháp này có thể nâng cao khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên y tế, tăng sự gắn kết về mặt tình cảm đối với bệnh viện cũng như đồng nghiệp. Đây một trong những giải pháp quan trọng đối với thực trạng hiện nay ở Bệnh viện ĐKKV Củ Chi. Vì vậy, việc thực hiện nhóm giải pháp này nên được thực hiện đồng bộ với nhóm giải pháp hoạt động đào tạo và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự gắn kết của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 84 - 86)