Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 29 - 32)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH

1.2.3 Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao

Với các quan điểm về NNL CLC như đã nêu ở phần trên, có thể khái quát về các tiêu thức xác định NNL CLC như sau:

1.2.3.1 Năng lực thể chất (thể lực) của NNL

Thể lực có thể được hiểu là tình trạng sức khỏe của NNL, đó là sức khỏe cụ thể và sức khỏe tinh thần. Con người có thể lực thì mới phát huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về bệnh tật, cơ sở vật chất và điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Nhìn chung, thể lực của người lao động nước ta trong những năm vừa qua đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các nước theo các chỉ số về nhân trắc (thấp, bé, nhẹ cân). Do đó, ảnh hưởng đến việc vận hành máy móc, thiết bị hiện đại, kích cỡ lớn, làm việc trong mơi trường khơng thuận lợi với cường độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng tinh thần tâm lý lớn. Đây là vấn đề hệ trọng của quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực hướng vào cải thiện nòi giống qua từng thế hệ.

1.2.3.2 Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực

Chất lượng NNL được phản ánh chủ yếu thơng qua sức mạnh trí tuệ. Trí tuệ NNL biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thơng qua các chỉ số: trình độ văn hóa, dân trí, học vấn trung bình của người dân; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành nghề (kỹ năng, kỹ xảo...) của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất, chất lượng hiệu quả của lao động...

- Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết của người lao động về kiến thức phổ thông, về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ học vấn của NNL được đánh giá qua các tiêu chí sau:

. Tỷ lệ dân số tứ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Chỉ tiêu này đánh giá một cách đầy đủ trình độ văn hóa của NNL.

. Số năm đi học trung bình của người dân từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. . Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng. Tiêu chí này đánh giá trình độ phát triển giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng NNL của các quốc gia.

. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng. Tiêu chí này đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng NNL.

- Trình độ chun mơn kỹ thuật. Trình độ chun mơn kỹ thuật là kiến thức và

kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc là % lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực lượg lao động chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của NNL.

. Tỷ lệ lao động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng vùng, từng ngành. Tiêu chí này đánh giá cụ thể nhất về trình độ chun mơn kỹ thuật của NNL.

. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trên số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp/số lao động công nhân kỹ thuật. Tiêu chí này cho thấy cơ cấu đào tạo có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế hay khơng.

Đối với nước ta, q trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức được thực hiện thông qua và bằng CNH, HĐH rút ngắn, do đó việc chuẩn bị NNL phải vừa tăng cường đào tạo các loại cấp bậc để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế về nhân lực qua đào tạo đồng thời phải chú trọng đào tạo cao đẳng, đại học.

- Năng lực sáng tạo. Trí lực cịn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt,

học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế. Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực trí tuệ trong quá trình CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức hiện nay.

1.2.3.3 Chỉ số phát triển nhân lực - HDI (Human Development Index)

Chỉ số này thể hiện một cách gián tiếp chất lượng nguồn nhân lực. Theo Liên hiệp Quốc, sự phát triển nhân lực quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau có thể so sanh với nhau bằng một thước đo chung, đó là chỉ số phát triển nhân lực - HDI. HDI là chỉ tiêu tổng hợp gồm 3 tiêu chí cụ thể: (1) Mức độ phát triển kinh tế: Được xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hàng năm; (2) Chỉ tiêu về phát triển giáo dục (chỉ tiêu học vấn): Xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục; và (3) Chỉ tiêu y tế: Tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân.

Theo qui ước quốc tế, chỉ số HDI mang giá trị từ 0 đến 1 gồm: chỉ số trình độ học vấn, chỉ số thu nhập, chỉ số tuổi thọ. Chỉ số học vấn có giá trị bằng 1, khi 100% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, viết; bằng 0, khi 0% số người lớn biết đọc, viết. Chỉ số tuổi thọ có giá trị bằng 1, khi tuổi thọ bình qn là 85 tuổi; bằng 0, khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi. Chỉ số thu nhập bằng 1, khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD/năm (theo sức mua tương đương); bằng 0, khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt 160 USD/năm. Giá trị HDI của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Chỉ số HDI không phản ánh trực tiếp chất lượng NNL, song nó cho biết khá rõ môi trường xã hội ở đó ni dưỡng và phát triển NNL chất lượng cao.

1.2.3.4 Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người lao động.

Tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh kinh tế thị trường, nhiều nhà nghiên cứu nước ta cho rằng, khi nói đến NNL thì ngồi thể lực, trí lực của con người cũng cần phải nói đến kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn và nắm bắt nhu cầu thị trường. Ngoài ra, khi xem xét chất lượng NNL, khơng thể khơng nói đạo đức, nhân

cách, thái độ và phong cách làm việc của con người. Điều này thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)