Năm Dân số trung bình Lao động So với dân số
2.3.2 Những bất cập đối với phát triển NNLCLC ở TP.HCM thúc đẩy CNH, HĐH ở TP.HCM.
Một là, hệ thống các trường đại học ở TP.HCM hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy CNH, HĐH.
“Chất lượng giáo dục đại học có những bước chuyển biến tích cực, một số trường, ngành có đột phá (chương trình tiên tiến, chất lượng cao). Tuy nhiên, xét theo yêu cầu chung của nền kinh tế thì chất lượng chưa theo kịp. Những bất cập, yếu kém bộc lộ ngày càng rõ dẫn đến xã hội lo ngại, thậm chí bức xúc” (Phùng Xuân Nhạ. Trích: Mạnh Xuân, 2017). Tại TP.HCM chất lượng các trường đại học cũng không nằm ngồi nhận định trên. Ngun nhân có thể do chương trình đào tạo cịn chậm đổi mới, tài liệu giảng dạy còn nghèo nàn. Mức học phí và chất lượng đào tạo khác nhau ở mỗi trường dẫn đến chất lượng sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu công việc. Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục vẫn cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình dạy và học. Chưa thu hút được sự đóng góp của cộng đồng, của gia đình người học và đặc biệt là của doanh nghiệp.
Hai là, khoa học công nghệ chưa thật sự thúc đẩy sự phát triển đối với nguồn nhân lực chất lượng cao
Tại TP.HCM hiện nay đội ngũ nhân lực khoa học cơng nghệ tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng và năng lực còn nhiều hạn chế. Thiếu các nhà khoa học đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tầm quốc gia và quốc tế. Một bộ phận không nhỏ nhân lực khoa học và cơng nghệ có trình độ cao, đặc biệt là giảng viên trong các trường đại học không trực tiếp làm công tác nghiên cứu và phát triển.
Ba là, chính sách ưu đãi, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thật sự phù hợp
Trong những chính sách thu hút nguồn lực chất lượng cao là chính sách tiền lương, tuy nhiên, chính sách tiền lượng của ta hiện nay bất cập trong điều kiện thị trường lao động có cạnh tranh. Hệ số chênh lệch giữa lao động trình độ chuyên gia với lao động phổ thơng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là 4,76 lần; khu vực tư nhân khoảng 2,64 lần, trong khi đó ở khu vực nhà nước là khoảng 1,8 lần. Do đó,
lao động chun mơn có tay nghề cao dần chuyển khỏi khu vực nhà nước, điều này gây bất lợi cho loại hình doanh nghiệp nhà nước và cơ quan nhà nước. Đã xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực nhà nước sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoặc khu vực tư nhân hoặc lao động chất lượng cao trong nước sang các nước phát triển.
Bốn là, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp về số lượng và chất lượng; chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu
Tỷ lệ lao động qua đào tạo và có chun mơn kỹ thuật của thành phố còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế. Lao động tập trung vào nhóm ngành khơng có hoặc có ít chun mơn kỹ thuật. Với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và chun mơn kỹ thuật cịn thấp nên đây là khó khăn lớn cho thành phố thực hiện CNH, HĐH. Mặt khác, trong xu thế hội nhập, sự cạnh tranh diễn ra trong phạm vi rộng và sâu hơn ở mọi ngành nghề và lĩnh vực với nhiều quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh.
Một thực tế là chất lượng lao động nói chung và lao động chất lượng cao ở thành phố còn thấp. Đây là điều đáng lo ngại, đó là tình trạng người lao động sau khi học xong ở các cơ sở đào tạo (đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp) không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một thực tế là hơn 50% sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay phải đào tạo lại ở các nơi tuyển dụng.
Nguồn nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật cao cịn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đào tạo nhân lực của thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về cơ cấu ngành nghề.
Năm là, vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thiếu đồng bộ
Đào tạo và sử dụng lao động còn thiếu đồng bộ, do đó doanh nghiệp và cơ sở đào tạo không kết nối được đầu vào và đầu ra, dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực. Thị trường sức lao động thành phố đang tồn tại nghịch lý là nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm, trong khi đó nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động có tay nghề và lao động phổ thông nhưng không tuyển được người. Theo khảo sát của TT DBNL TP.HCM thì chỉ có khoảng 80% sinh viên ra trường tìm được việc làm, cịn
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM lượng cao tại TP.HCM
Thứ nhất, do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quyết định của nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ cho CNH, HĐH nên thiếu những chủ trương, chính sách đầu tư thỏa đáng cho giáo dục-đào tạo.
Thứ hai, chính sách sử dụng lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chun
mơn kỹ thuật cao cịn nhiều hạn chế; Chính sách tiền lương chưa tạo động lực cho người lao động phát triển trình độ chuyên mơn; Cịn tình trạng sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn không đúng với nghề được đào tạo; Tỷ lệ thất nghiệp trung bình hằng năm cịn tương đối cao (khoảng 5%). Ngun nhân thất nghiệp có thể do: (1) có ít chỗ làm hơn là nhu cầu tìm việc làm phù hợp. (2) số lượng chỗ làm nhiều, nhưng người lao động khơng đáp ứng được trình độ hoặc cơng việc đó.
Thứ ba, tình trạng phân bố nhân lực khơng đồng đều giữa các khu vực kinh tế,
ngành kinh tế tạo nên mất cân đối nhu cầu nguồn nhân lực và nhu cầu việc làm.
Thứ tư, những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về NNL CLC, đặc biệt
là chưa có tổ chức hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động có hiệu quả.
Tóm tắt Chương 2
Chương này, tác giả phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao TP.HCM. Qua phân tích cho thấy, nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh tuy đông về số lượng, đa dạng về chuyên môn, nhưng khơng mang tính ổn định và bền vững, bởi cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp, do cơ cấu lao động, cơ cấu đào tạo chưa theo kịp nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; chất lượng nguồn nhân lực tuy có trình độ chun mơn cao nhưng vẫn còn bất cập giữa đào tạo với thực tiễn công việc, công tác đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời, tác giả cũng tìm ra nguyên nhân những yếu kém trong phát triển NNL CLC của thành phố hiện nay để có giải pháp thích hợp khắc phục.
Chương 3