CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH
1.4.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nộ
Từ khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đến nay, Hà Nội có quy mơ dân số đứng thứ hai tồn quốc. Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2018 dân số Hà Nội có trên 7,782 triệu người. Với tốc độ tăng dân số nhanh, lực lượng lao động của Hà Nội dồi dào hơn.
Mặt khác, Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, do đó nhu cầu lao động giữ vị trí cao so với các địa phương khác. Lượng cầu lao động tại Hà Nội nhìn chung tăng hàng năm, ngoài lao động tại chỗ cịn có một lượng lao động từ các địa phương khác. Để đáp ứng nhu cầu này, trong vài năm trở lại đây, Chính quyền Thành phố đã thực hiện kế hoạch phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn cả về số lượng lẫn quy mô, nên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người lao động.
Về chất lượng nguồn lao động, Hà Nội được xem là một trong những thành phố có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước; bởi nhiều năm qua công tác đào tạo nghề cho lao động ln được Chính quyền Thành phố đặc biệt quan tâm. Trung
bình hàng năm Thành phố đào tạo mới hơn 140.000 lao động. Hà Nội được đánh giá là thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, với gần 37% lao động có trình độ và tay nghề, trong đó, lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm đa số. Đặc biệt người có trình độ trên đại học chiếm tới 40% của cả nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước.
Để đạt được những thành tựu trên, Hà Nội đã thực hiện những biện pháp cơ bản sau:
Đa dạng các loại hình đào tạo:
Cơng tác đào tạo nghề cho lao động là một trong những nội dung được thành phố đặc biệt quan tâm, nâng tầm thành chiến lược đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020, trong đó, nhấn mạnh yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề có cơ cấu đồng bộ, phân bố hợp lý về địa bàn và ngành nghề; đồng thời, thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tham gia thành lập cơ sở dạy nghề tư thục.
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Có một thực tế tồn tại lâu nay ở Hà Nội là người dân thủ đơ có tâm lý chung là chỉ thích đi học đại học, khơng thích học nghề nên rất khó tuyển sinh học nghề. Bên cạnh đó, nhiều lao động cịn cho rằng đi học nghề khơng có chế độ, ảnh hưởng đến thu nhập nên không muốn đi học nghề. Do vậy, Thành phố chủ trương học nghề gắn liền với giải quyết việc làm cho người học.
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, định kỳ hàng năm Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức kỳ thi tay nghề cấp thành phố, nhằm tôn vinh, động viên lực lượng lao động trẻ, các em học sinh, sinh viên có kỹ năng nghề của Thủ đô và thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng nghề trong các cơ sở dạy nghề.
Ngoài ra, trong những năm qua TP Hà Nội có nhiều cố gắng trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài với một số cơ chế: quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi; ưu đãi về nhà ở (bán nhà theo cơ chế trả dần…); ưu đãi về phụ cấp, thưởng bằng tiền,… Bên cạnh đó, để thu hút tài năng trẻ, dần hình thành NNL CLC, Thành phố chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ; khuyến khích cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn và khuyến khích cán bộ, cơng chức học tập nâng cao trình độ sau đại học, xây dựng cơ chế thưởng cho người có cơng đào tạo tài năng trẻ… Với chủ trương “thu hút tài năng trẻ”, thành phố đã tổ chức khen thưởng xứng đáng mỗi năm gần 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học trên địa bàn thành phố… chính vì vậy, NNL CLC này đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp CNH, HĐH tại Thành phố.