CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH
1.3.1 Các yếu tố tác động đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu NNL theo hướng CNH, HĐH
hướng CNH, HĐH
- Sự tác động của cuộc cách mạng KHCN và tồn cầu hóa làm xuất hiện các
ngành sản xuất mới đòi hỏi phải dịch chuyển cơ cấu NNL. Cuộc cách mạng KHCN
có những bước phát triển khơng ngừng, địi hỏi LLSX phát triển nhanh chóng, phân cơng lao động quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, đưa đến nền kinh tế công nghiệp chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Từ đó, cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Từ đó làm cho cơ cấu NNL thay đổi theo hướng: tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, đặc biệt là ngành sản xuất và dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tác động đến chuyển
dịch cơ cấu NNL theo hai hướng: (1) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Do sự tác
động của cuộc cách mạng KHCN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, những ngành truyền thống khơng cịn lợi thế cạnh tranh sẽ dần mất đi và nhường chỗ cho các ngành nghề mới với trình độ cơng nghệ cao hơn, do đó cơ cấu NNL cũng dịch chuyển theo, trong đó NNL CLC được ưu tiên. (2) chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, dẫn đến cơ cấu lại lực lượng lao động theo vùng và đặt ra yêu cầu mới trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có chất lượng cao.
- Kinh tế thị trường (KTTT) tác động mạnh đến sự vận động và dịch chuyển cơ
cấu NNL. Trong KTTT, sự vận động và phát triển chịu sự chi phối của các quy luật
kinh tế sẽ tạo động lực khuyến khích người lao động khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu công nghệ ngày càng cao. Do vậy, cơ
cấu NNL sẽ dịch chuyển cho phù hợp với những ngành địi hỏi chun mơn kỹ thuật và thu nhập cao, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.