Xu hướng và tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực (CC NNL) theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 40 - 41)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH

1.3.2 Xu hướng và tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực (CC NNL) theo hướng CNH, HĐH

(CC NNL) theo hướng CNH, HĐH

1.3.2.1 Xu hướng trong chuyển dịch cơ cấu NNL theo hướng CNH, HĐH. - Chuyển dịch CC NNL có trình độ CMKT theo cơ cấu nền kinh tế. CC NNL

theo trình độ CMKT là một trong những tiêu thức xác định chất lượng NNL, nó phản ánh: cấu tạo chất lượng NNL, trình độ phát triển NNL CMKT, năng lực và tính hợp lý về quy mơ đào tạo các các cấp độ.

- Xu hướng chuyển dịch CC NNL theo ngành kinh tế. Theo đó, tỷ trọng lao

động ngành nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên.

- Xu hướng dịch chuyển CC NNL theo vùng kinh tế. Theo đó, tỷ trọng NNL khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm tăng lên, cịn tỷ trọng NNL khu vực nơng thơn và các vùng kinh tế chậm phát triển giảm xuống.

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu NNL theo thành phần kinh tế. Dịch chuyển

theo hướng này nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng các thành phần kinh tế là rất quan trọng. Trong đó, NNL trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng lên, cịn doanh nghiệp trong thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể khơng tăng nhiều, thậm chí giảm xuống so với trước đây và so với các thành phần kinh tế khác.

1.3.2.2 Tính quy luật trong dịch chuyển CC NNL theo hướng CNH, HĐH

Do trong quá trình CNH, HĐH cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên CC NNL cũng chuyển dịch theo và sự chuyển dịch này mang tính quy luật như sau:

Thứ nhất, tỷ trọng lao động giản đơn giảm dần và tỷ trọng lao động phức tạp

ngày càng tăng.

Thứ hai, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng lao động công

Thứ ba, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất các sản

phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; áp dụng KHCN mới, hiện đại để chuyển lao động từ những ngành có năng suất và giá trị lao động thấp sang các ngành có năng suất và giá trị gia tăng cao; tỷ trọng lao động trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi lao động phải có trình độ học vấn cao, trình độ CMKT cao.

Thứ tư, tăng lao động ở vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế động lực,

các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, các khu chế xuất, khu kinh tế mở; di chuyển lao động từ nông thôn, các vùng kém về lợi thế đến các đô thị và các vùng có lợi thế, tiềm năng về tài nguyên,... chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp ở các vùng ven đô thị; tăng nhanh lao động xuất khẩu đi nước ngoài.

1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ TỈNH THÀNH TRONG NƯỚC PHÁT TRIỂN NNL CLC CHO CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)