Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 91 - 100)

6 Lao động chưa qua

3.3.1 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy CNH, HĐH.

3.3.1.1 Xem phát triển giáo dục - đào tạo là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thúc đẩy CNH, HĐH.

Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp.

Nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy CNH, HĐH đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất trí tuệ tương đối cao. Phẩm chất này của người lao động là tổng hợp cả năng lực sáng tạo, biết áp dụng những tri thức, thành tựu mới về khoa học-công nghệ để tạo ra sản phẩm mới; khả năng thích nghi, năng động, biết làm chủ tri thức và cơng nghệ; có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay. Đồng thời người lao động phải có kỹ năng thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo công việc... Những vấn đề này chi có thể thực hiện được khi nền giáo dục đó có phương pháp dạy học tích cực, nội dung và chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với đòi hỏi của xã hội và đội ngũ giáo viên có trình độ cao. Thực tế tại TP.HCM trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để thay đổi về phương pháp giảng dạy, cũng như nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó trong thời gian tới cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cụ thể:

- Về phương pháp dạy học. Cần phải nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm

quan trọng và sự cần thiết phải tập trung trí tuệ, thời gian cho việc đổi mới phương pháp dạy học; Tăng cường trao đổi trong và ngồi nước về kinh nghiệm giảng dạy, từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo; Hỗ trợ, khuyến khích giáo viên biên soạn chương trình, bài tập tình huống đưa vào phục vụ giảng dạy; Đầu tư trang thiết bị dạy học, phịng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện... phục vụ việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên; Tư vấn người học thay đổi nhận thức về phương pháp dạy tích cực.

- Về nội dung, chương trình đào tạo. Các cấp bậc đào tạo phải có chương trình

khung thống nhất, xây dựng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Phải có sự cập nhật, bổ sung khi có sự thay đổi về công nghệ, về kỹ năng nghề nghiệp; Nội

dung chương trình cần có tính mở và liên thơng để người học ở các bậc đào tạo thấp như sơ cấp, trung cấp, đào tạo nghề có thể học liên thông lên các bậc học cao hơn.

- Về đội ngũ giáo viên. Chủ động tăng cường đội ngũ giáo viên tương ứng với

số học sinh trong từng thời kỳ; Thường xuyên nâng cao trình độ cho giáo viên các cơ sở đào tạo bằng cách mở các lớp tập huấn cập nhật kiến thức mới; Khuyến khích giáo viên, đặc biệt là giảng viên các trường đại học tìm học bổng đào tạo ở nước ngồi để nâng cao trình độ. Song song đó dùng kinh phí cử giáo viên đi đào tạo dài hoặc ngắn hạn trong và ngoài nước; Tăng cường liên kết với các trường nước ngoài nhằm trao đổi chuyên mơn và nâng cao trình độ đào tạo; Quan tâm nâng cao thu nhập của người dạy nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định để giáo viên an tâm công tác cống hiến vì sự nghiệp giáo dục.

Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực thích ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Các cơ quan quản lý về giáo

dục-đào tạo, như Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TBXH cần phải dựa vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố để xác định bậc đào tạo, ngành nghề cần đào tạo nhằm đào tạo ra lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn ở thành phố. Cụ thể, cần có chính sách khuyến khích người học đăng ký vào những ngành mà thành phố đang cần, các ngành mới, các chuyên ngành phục vụ cho khu công nghệ cao, khu chế xuất...; Đồng thời tư vấn cho người học lựa chọn những bậc học, ngành học mà xã hội đang cần, dễ xin việc và có thu nhập ổn định. Xúc tiến liên kết chặt giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, để các trường có kế hoạch đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho cơ sở đào tạo. Rà soát cập nhật bổ sung những ngành nghề mới vào hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức và loại hình đào tạo để tăng nhanh số lượng nguồn nhân lực. Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều cố gắng thực

hiện đa dạng hóa các hình thức và loại hình đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, do vậy cần phải tăng cường thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, như:

- Phát triển mạnh hình thức đào tạo dạng vừa làm vừa học, đây là hình thức đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu bổ sung, nâng cao kiến thức mà còn tạo cơ hội cho người lao động muốn thay đổi công việc, chuyển đổi nghề nghiệp.

- Mở rộng hình thức đào tạo từ xa. Đây là hình thức đào tạo có vai trị quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công. Ở TP.HCM đã thực hiện tại Đại học Mở từ nhiều năm nay và đã đào tạo một lượng lớn nhân lực phục trong nền kinh tế.

- Áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến. Hình thức này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. TP.HCM nên nghiên cứu ứng dụng, nếu thành cơng hình thức này sẽ bổ sung nguồn nhân lực đa dạng cho xã hội.

Thứ tư, tăng cường đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục-đào tạo. Trong những năm gần đây, thành phố đã tích cực đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục- đào tạo, phát triển mạnh việc xã hội hóa giáo dục, tính đến nay số trường trung học ngồi cơng lập đạt 809, chiếm 37,27% trên tổng số trường trên địa bàn thành phố (2.168 trường), tăng 13% so với năm 2010 (379 trường). Tuy nhiên, để thực hiện đa dạng hóa các nguồn đầu tư, Thành phố cần:

- Huy động sự đóng góp của nhiều nguồn từ trên tinh thần khuyến khích đầu tư cho giáo dục-đào tạo bằng các chính sách thơng thống tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư cho giáo dục từ các nhà đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế trong nước.

- Hỗ trợ vốn vay kích cầu cho cơ sở đào tạo, cá nhân, tổ chức tham gia phát triển giáo dục-đào tạo.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục-đào tạo với các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới. Đẩy mạnh hợp tác giáo dục với quốc tế là cơ hội để

các cơ sở đào tạo tranh thủ được nguồn vốn; học hỏi nhiều kinh nghiệm quản lý, giảng dạy tiên tiến; tiếp cận được công nghệ mới... Cần tập trung vào một số nội dung hợp tác, như:

. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

. Tạo điều kiện để các tổ chức giáo dục nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với cơ sở đào tạo ở thành phố để xây dựng cơ sở đào tạo từ đại học đến trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và mở các chuyên ngành mới.

3.3.1.2 Nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống của người lao động

Nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc người lao động là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Trong những năm qua, thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc y tế để nâng cao thể lực tầm vóc cho người dân. Tuy nhiên, sự chăm sóc đó chưa đủ đế nâng cao tầm vóc của người lao động, do đó trong thời gian tới thành phố cần quan tâm đúng mức đến cơng tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống theo hướng:

- Một là, phát triển hơn nữa mạng lưới y tế cộng đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Với lợi thế là một trong những địa phương có ngành y tế phát triển cao,

TP.HCM có nhiều điều kiện để chăm sóc sức khỏe người dân. Để thực hiện điều này, thành phố cần:

- Tăng cường đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao đưa vào mạng lưới y tế cơ sở hiện có, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ y tế nhất là ở các huyện xa trung tâm.

- Xây dựng hệ thống y tế tồn diện, khép kín bao gồm phòng khám bệnh, phòng điều dưỡng, phòng phục hồi chức năng, sản xuất và cung ứng các loại dược phẩm, thiết bị y tế. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp duy trì thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Thứ hai, cải thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ sẽ thúc đẩy phát triển lành

mạnh và tăng cường chiều cao của thế hệ trẻ hiện nay và cịn duy trì, bảo tồn ưu thế di truyền chủng tộc cho các thế hệ tiếp theo.

- Thứ ba, phát triển thể dục, thể thao để nâng cao tầm vóc. Thể dục, thể thao là nhân tố quan trọng đề nâng cao thể lực và tầm vóc con người, do vậy muốn nâng

cao tầm vóc người lao động, thành phố cần khuyến khích người dân tham gia thể dục thế thao, nhất là trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp và trên phạm vi toàn thành phố.

- Thứ tư, nâng cao chất lượng dân số. Để nâng cao chất lượng dân số, thành

phố cần thực hiện các giải pháp, như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình; giám sát và xử lý nghiêm vi phạm cân bằng giới tính khi sinh...

Thứ năm, cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người càng trở

nên quan trọng hơn trong nền sản xuất cơng nghiệp, nó ảnh hưởng đến sức khỏe, thể lực của người lao động. Vì vậy, cần phải: tuyên truyền nâng cao ý thức về giữ gìn vệ sinh mơi trường; xử lý nghiêm khắc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm sốt thực hiện bảo vệ mơi trường; đưa nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường lồng ghép vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.

3.3.1.3 Nâng cao ý thức, tác phong, kỷ luật lao động của người lao động

Nhân lực chất lượng cao thể hiện rõ nét ý thức, tác phong và kỷ luật lao động, do đó cần phải thường xuyên rèn luyện ý thức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho người lao động. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động cần thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng cho người lao động có tinh thần, tác phong công nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, động viên, đề ra các chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng... giúp người lao động nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

3.3.1.4 Giải pháp về khoa học công nghệ đối với phát triển NNL CLC

Với lợi thế là một tâm kinh tế-văn hóa, TP.HCM thu hút được nhiều nhà khoa học, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước, do vậy TP.HCM cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động khoa học-công nghệ. Tiếp tục thực hiện mua sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo đơn đặt hàng, cải tiến những thủ tục cấp phát và thanh tốn kinh phí, tạo sự chủ động trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học cho các cơ quan thực hiện và các chủ nhiệm đề tài. Tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng các

mơ hình hợp tác hiệu quả trong nghiên cứu phát triển khoa học-cơng nghệ nhằm khai thác hiệu quả trí thức khoa học và cơng nghệ thế giới.

Xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, công tác giảng dạy và học tập tại các trường phổ thông”. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ công tác hợp tác quốc tế cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3.3.2 Nhóm giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy CNH, HĐH ở TP.HCM chất lượng cao thúc đẩy CNH, HĐH ở TP.HCM

3.3.2.1 Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo

Đây là vấn đề đặt ra cho TP.HCM khơng để lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thời gian tới, để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo, cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, tạo điều kiện tốt nhất để nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là có trình độ cao có nhiều cơ hội để làm việc. Trước hết là phát triển thị trường sức lao

động hoàn chỉnh, đồng thời nâng chất hoạt động của Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố (FALMI), từ đây những thông tin chính xác, đầy đủ do FALMI cung cấp sẽ giúp người lao động và cơ quan sử dụng người lao động điều chỉnh cân bằng cung-cầu lao động. Bên cạnh đó, nguồn lao động có trình độ CMKT cao như các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học..., Thành phố nên có cơ chế tạo điều kiện cho họ có thể giao tiếp về khoa học cả trong và ngồi nước.

Thứ hai, khuyến khích nguồn nhân lực có trình độ CMKT đến làm việc ở các vùng nông thôn. Ở các vùng nông thôn hiện nay ở Thành phố rất thiếu nhân lực có

trình độ cao, như bác sĩ, giáo viên... Do vậy cần có chính sách, như ưu đãi đặc biệt đối với sinh viên mới ra trường về vùng nông thôn làm việc; hoặc thực hiện chính sách ưu đãi tại chỗ, đào tạo theo dạng cử tuyển...

3.3.2.2 Tạo môi trường và động lực để phát huy khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực

Khả năng sáng tạo luôn gắn liền với nguồn nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên để phát huy hiệu quả khả năng này chúng ta cần phải tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa khả năng sáng tạo của họ. Để thực hiện, cần chú ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, hồn thiện mơi trường pháp lý cho sự tự do sáng tạo của lao động trí tuệ.

- Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật về bảo hệ quyền sở hữu trí tuệ đến mọi đối tượng trong xã hội. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền sẽ hạn chế được vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện để lao động trí tuệ yên tâm sáng tạo theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

- Đổi mới cơng tác quản lý đối với lao động trí tuệ. Nước ta từ lâu quản lý lao động trí tuệ thường bị đồng nhất với quản lý tập thể cán bộ theo kiểu hành chính, gị bó về mặt thời gian, kinh tế, ý tưởng dẫn đến làm hạn chế năng lực sáng tạo của họ. Do đó Thành phố cần có cơ chế linh động đối với nguồn lao động này, như: cho họ được chủ động về thời gian, cấp kinh phí tạo điều kiện cho họ nghiên cứu...

Thứ hai, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát huy tính sáng tạo của lao động trí tuệ. Khi có mơi trường thuận lợi thì sẽ kích thích khả năng sáng tạo của lao

động trí tuệ. Bởi vì, đặc điểm những sản phẩm lao động của họ là những ý tưởng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)