Phương hướng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 90 - 91)

6 Lao động chưa qua

3.2.2 Phương hướng cơ bản

Thứ nhất, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải đặt trong

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho quá trình thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH của thành phố. Nguồn nhân lực chất lượng cao giữ vai trò một nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững và có tác dụng thúc đẩy nhanh q trình CNH, HĐH của thành phố trong thời gian tới.

Vấn đề lớn nhất trong chiến lược phát triển NNL CLC là làm cho chuyển dịch cơ cấu lao động luôn phù hợp với cơ cấu kinh tế để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thứ hai, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn nhân lực để phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao. Chính sách này phải hướng vào sử dụng tồn bộ lao động cả về số và chất lượng nguồn lao động với qui mô ngày càng cao. Về mặt số lượng, phát triển nguồn nhân lực phải bắt đầu từ chính sách dân số nhằm điều chỉnh dân số cho phù hợp với phát triển kinh tế. Về mặt chất lượng, cần lưu ý đế chính sách giáo dục, hướng nghiệp, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đào tạo công nhân lành nghề, giải quyết việc làm và chính sách ưu đãi nhân tài.

Thứ ba, chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu

phát triển kinh tế xã hội: Vấn đề đặt ra đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo là phải định hướng điều chỉnh cơ cấu lại trình độ lực lượng lao động, bao gồm: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, cấu trúc lao động, cơ cấu ngành chuyên môn.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện về mặt tầm

vóc, thể lực và trí lức. Đó là những đặc điểm sinh thể quan trọng, phản ánh một phần thực trạng khả năng lao động của con người. Cần phải tăng cường thể lực cho người lao động để tăng khả năng làm việc. Muốn vậy, phải tăng khẩu phần dinh dưỡng và cải thiện cơ cấu bữa ăn hàng ngày cho người lao động.

Nâng cao dân trí là nhiệm vụ cơ bản và xuyên suốt trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH. Trí

lực là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng của người lao động trong điều kiện kinh tế tri thức đang phát triển mạnh như hiện nay.

Phẩm chất đạo đức và tinh thần ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ chú ý đến thể lực và trí lực mà cịn phải xem trọng phẩm chất đạo đức và tình thần của người lao động. Để có được phong cách sống và kỹ năng lao động nghề nghiệp tốt – hay là nhân cách đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH trước hết cần phát huy tốt những giá trị truyền thống trong đó có giá trị đạo đức của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại TP HCM đến năm 2025 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)