CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH
1.2.2 Lý luận về hiện đại hóa
Có nhiều quan niệm về hiện đại hóa, như Từ điển tiếng Việt, “Hiện đại hóa” được hiểu là làm cho một cái gì đó mang tính chất hiện đại, tiên tiến, mang tính chất của thời đại ngày nay. Hay “HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay”. (Vương Phương Hoa, 2014). Với quan điểm này, HĐH không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà cịn có phạm vi rộng hơn, đó là HĐH tồn bộ đời sống xã hội.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình tạo ra những chuyển biến về chất theo hướng tích cực và hiện đại trong tồn bộ các hoạt động của đời sống xã hội, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng đã khẳng định, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là “q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự
phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Đại hội Đảng XII (2016) Đảng ta đưa ra nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH trong 5 năm (2016-2020): “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghị quyết số 23- NQ/TW (22/32018) của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Hiện nay, ở nước ta chưa có một văn bản chính thống về bộ tiêu chí để đánh giá và là thước đo mục tiêu “nước công nghiệp” hay “cơ bản trở thành nước công nghiệp”, đặc biệt là “nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại”. Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng đã tiếp cận có chọn lọc tiêu chí nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại của một số nước trên thế giới; từ đó xác định các tiêu chỉ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 theo các tiêu chí định hướng sau (Bùi Ngọc Quỳnh, 2016):
Tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế: GDP bình quân đầu
người, tỷ trọng gia tăng công nghiệp chế tạo, tỷ trọng nông nghiệp, tỷ lệ đơ thị hóa, điện bình qn đầu người. Những tiêu chí định hướng này làm cơ sở xác định các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020, như GDP bình quân đầu người từ 3.200-3.500 USD; Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm: 6,5-7%; Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%...
Triêu chí phản ánh trì độ phảt triển về mặt xã hội: (Chỉ số phát triển con
người HDI), tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập... Tiêu chí này được lượng hóa thành các chỉ tiêu về phát triển xã hội giai đoạn 2016- 2020: “Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Có 9-10 bác sĩ
trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1.0 – 1,5% năm”.
Tiêu chí phản ánh về mơi trường (Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ
rừng, tỷ lệ giảm phát thải khí nhà kính). Lượng hóa tiêu chí này bằng các chỉ tiêu về môi trường trong giai đoạn 2016 - 2020 là: “Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%”.
Đại hội Đảng XII cũng đã xác định phương hướng nhiệm vụ CNH, HĐH giai đoạn 2016-2020:
Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học - công
nghệ, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh, cạnh tranh, có ý nghĩa chiến lược và khả năng tham gia sâu, hiệu quả vào mạng lưới sản xuất, phân phối toàn cầu. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp mơi trường và cơng nghiệp văn hóa.
Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tập trung phát
triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao. Xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; phát triển tồn diện cả về nơng, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Phát triển mạnh kinh tế biển, nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển.
Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng
quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đơ thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với mơi trường; nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đơ thị; chú trọng phát huy vai trị, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng.
Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập
trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ với một số cơng trình hiện đại. Ưu tiên và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm là hạ tầng giao thơng đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối; hạ tầng ngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển nơng nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Nghị quyết số 23-NQ/TW (22/32018) của Bộ Chính trị nêu những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về CNH, HĐH đất nước, bao gồm:
- Tỉ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó cơng nghiệp chế tạo đạt trên 20%.
- Tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng cơng nghiệp đạt bình qn trên 8,5%/năm, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.
- Tốc độ tăng năng suất lao động cơng nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.
- Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
- Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%.
- Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp cơng nghiệp trong nước có quy mơ lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.