Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng trinh sát trại giam trong truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 28 - 31)

- Thủ tục truy nã

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng trinh sát trại giam trong truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

1.3.1.Tổ chức, phân công lực lượng trinh sát truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam

Quản lý, giam giữ phạm nhân là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án phạt tù. Vì đối tượng quản lý, giam giữ hầu hết những phần tử nguy hiểm, nên phải cách ly chúng khỏi đời sống xã hội. Nhưng đồng thời cũng phải giáo dục những con người lầm lỗi đó trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Đây là một lĩnh vực công tác đặc thù của lực lượng CSTG cho nên trong quá trình tổ chức thi hành án phạt tù lực lượng trinh sát trại giam có nhiệm vụ:

- Quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ khơng để phạm nhân có hành động chống phá, trốn trại, phạm tội mới, vi phạm nội quy, quy chế trại giam. Để làm tốt nhiệm vụ này lực lượng trinh sát trại giam phải tổ chức quản lý, giam giữ phạm nhân theo loại, kiểm sốt cơng khai đồng thời đề ra các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhằm đảm bảo duy trì trật tự, kỷ luật chung của trại giam.

- Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là biện pháp trinh sát đặc tình, trinh sát kỷ thuật và đấu tranh khai thác để thu thập, phát hiện

những thông tin về tội phạm để mở rộng công tác điều tra phục vụ cho công tác truy nã.

+Tổng cục 8: Có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về

công tác thi hành án phạt tù và trực tiếp quản lý các trại giam, gồm 01 đồng chí Tổng cục trưởng và 05 đồng chí Phó Tổng cục trưởng trong đó có 01 đồng chí Phó Tổng cục trưởng phụ trách nghiệp vụ giúp đồng chí Tổng cục trưởng chỉ đạo công tác trinh sát và các biện pháp nghiệp vụ của Tổng cục (khi được ủy quyền) và các hoạt động khác để nắm tình hình quản lý phạm nhân, trong đó có hoạt động truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam và lập các chuyên án trinh sát theo quy định.

+Phòng Trinh sát: Thực hiện theo Chỉ thị số 10/CT-BNV ngày

23/05/1986 của Bộ trưởng BNV (nay là Bộ Công an) về việc tổ chức truy bắt lại đối tượng trốn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ. Theo quyết định số 3156/QĐ(X13) ngày 26/10/1996 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Cơng an, Phịng trinh sát của Tổng cục 8 có nhiệm vụ: “Chỉ đạo, hướng dẫn truy bắt phạm

nhân trốn khỏi nơi giam của lực lượng CSTG ở các trại giam thuộc Tổng cục 8”. Như vậy, Phịng trinh sát có nhiệm vụ chính là hướng dẫn, chỉ đạo cơng

tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam, song đối với những vụ phạm nhân trốn nghiêm trọng thì cán bộ hoặc lãnh đạo phòng được cử xuống trại giam trực tiếp phối hợp khai thác đối tượng, lập và triển khai kế hoạch truy nã theo dấu vết nóng.

+ Phịng Cảnh sát bảo vệ: Thực hiện theo Chỉ thị số 10/CT-BNV

ngày 23/05/1986 của Bộ trưởng BNV (nay là Bộ Công an). Theo quyết định số 3163/QĐ-BNV(X13) ngày 26/10/1996 của Tổng cục II Bộ Nội vụ về việc tổ chức truy bắt phạm nhân trốn trại giam, thì Phịng Cảnh sát bảo vệ có nhiệm vụ: “Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các trại giam xây dựng

thực tập và thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mục tiêu truy bắt đối tượng bỏ trốn khỏi nơi giam giữ trong mọi tình huống”. Như vậy Phòng

Cảnh sát bảo vệ của Tổng cục 8 trong cơng tác truy bắt phạm nhân trốn trại giam có vai trị rất lớn. Khi có các vụ trốn trại giam phức tạp, nghiêm trọng thì lãnh đạo phịng và cán bộ phòng phải trực tiếp xuống trại giam tham gia các hoạt động truy bắt.

+ Ở các đơn vị Cảnh sát trại giam: Giám thị là người chịu trách nhiệm

toàn bộ hoạt động của trại giam theo quy định của pháp luật thi hành án phạt tù. Theo Công văn 3246/C11,C44 ngày 27/10/2004 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an hướng dẫn về cơng tác truy nã thì khi phát hiện phạm nhân trốn khỏi nơi giam Giám thị phải ra quyết định truy nã ngay và có trách nhiệm tổ chức truy bắt cho đến khi bắt được đối tượng.

Các lực lượng tham gia công tác truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam gồm:

+ Lực lượng trinh sát và cảnh sát bảo vệ ở các trại giam: Khi có phạm

nhân trốn, cán bộ trinh sát nắm lại tồn bộ tình hình về vụ việc phạm nhân trốn, khai thác phạm nhân trong đội, phối hợp với các lực lượng lập biên bản hiện trường phạm nhân trốn, biên bản thu giữ tang vật, xác định nơi ẩn náu của đối tượng, lập kế hoạch cho công tác truy bắt và tổ chức tham gia truy bắt. Còn lực lượng cảnh sát bảo vệ trại giam ngoài nhiệm vụ tuần tra, canh gác, dẫn giải, chống bạo loạn, cướp súng, sát hại cán bộ, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế trại giam… cịn có nhiệm vụ trực tiếp tham gia truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

+ Lực lượng cán bộ quản giáo và cán bộ hồ sơ: Khi có phạm nhân trốn

khỏi nơi giam thì hai lực lượng này có nhiệm vụ cung cấp kịp thời những thơng tin về con người phạm nhân như: tên, tuổi, địa chỉ, mối quan hệ và những yếu tố khác để kịp thời ra quyết định truy nã phụ vụ cho công tác truy bắt phạm nhân trốn.

Như vậy, về tổ chức và phân công trách nhiệm trong công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam bao gồm lực lượng trinh sát trại giam, lực lượng quản giáo, lực lượng hồ sơ và Cảnh sát bảo vệ, trong đó lực lượng trinh

sát là nịng cốt, được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w