Về tội danh của phạm nhân trốn khỏi nơi giam

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 47 - 51)

Việc phân tích tội danh của phạm nhân trốn khỏi nơi giam có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác quản lý, giáo dục người phạm tội. Vì qua đó lực lượng trinh sát trại giam nhận thức và đánh giá đúng tính chất, mức độ của phạm nhân trốn khỏi nơi giam, từ đó có các biện pháp phịng ngừa và truy bắt có hiệu quả.

Phân tích 33 phạm nhân trốn khỏi nơi giam có quyết định truy nã từ năm 2005 - 6/2010 thấy cơ cấu tội phạm của phạm nhân trốn khỏi nơi giam như sau: (xem bảng 2.3)

Qua bảng phân tích trên cho thấy số phạm nhân trốn khỏi nơi giam chủ yếu xảy ra với nhóm tội phạm giết người, cướp tài sản, tội phạm về ma tuý chiếm tỷ lệ cao 52%. Các tội trộm cắp tài sản, hiếp dâm chiếm tỷ lệ 30%. Tội phạm khác chiếm 18%. Nó phù hợp với thực tế số đối tượng đang bị quản lý giam giữ trong các trại giam là 9.017, trong đó có 5.410 phạm nhân phạm các tội: cướp, trộm cắp, giết người, ma túy chiếm tỷ lệ 59,9%. Sở dĩ đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong số phạm nhân trốn trại giam là vì đa số đối tượng này thuộc loại lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự hoặc có nhân thân xấu. Do đó khi bị bắt vào trại giam họ ln ln tìm mọi cách và lợi dụng mọi sơ hở trong công tác quản lý để thực hiện hành vi trốn khỏi nơi giam. Điển

hình như vụ phạm nhân Văn Tính Dương, sinh năm 1980, Trú quán: Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà nội, can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản, bắt ngày 04/04/2003, án phạt 48 tháng, có 1 tiền án, trong khi đi lao động ở hiện trường trồng rừng, y đã xin cán bộ quản giáo đi vệ sinh rồi sau đó chạy trốn ngày 03/05/2005, y đã lẩn trốn vào rừng, lực lượng quản giáo, trinh sát và vũ trang bao vây, truy lùng nhưng khơng được. Qua q trình nắm tình hình, truy lùng và chốt chặn, y đã bị bắt ngày 12/05/2005. Vì vậy, trong cơng tác quản lý, giáo dục phạm nhân cần phải tập trung vào số có tiền án, tiền sự, phạm tội trộm cướp, cướp của giết người, ma tuý, loại lưu manh chuyên nghiệp.., mặt khác phải khắc phục những sơ hở thiếu sót tập trung ở khâu canh gác, dẫn giải phạm nhân đi lao động, đi chữa bệnh, đặc biệt là trong khi phạm nhân xin đi vệ sinh phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ quản giáo hoặc vũ trang, kiên quyết khơng để phạm nhân có điều kiện trốn trại.

- Về mức án của số phạm nhân trốn trại

Thực tế nghiên cứu trong tổng số 33 phạm nhân trốn khỏi nơi giam cho

thấy số phạm nhân có mức án từ 3 tháng đến 3 năm là 11/33 chiếm tỷ lệ là 33,3%. Phạm nhân có mức án từ 3 năm đến 7 năm là 17/33 chiếm tỷ lệ là 51,5%. Phạm nhân có mức án từ 7 năm đến 15 năm có 05/33 chiếm tỷ lệ 15,1%. Phạm nhân có mức án trên 15 năm chiếm tỷ lệ là 0%. Số phạm nhân có mức án từ 3 năm đến 7 năm trốn chiếm tỷ lệ cao vì số phạm nhân này thường lao động ở diện rộng, do địa bàn lao động phức tạp nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và sự lơ là của những cán bộ làm công tác quản lý và dẫn giải, do đó số phạm nhân này thường có điều kiện để trốn.

Điển hình như vụ phạm nhân Hán Văn Thắng, sinh năm 1987, trú tại Đoàn xá- Thanh Thuỷ- Phú thọ, Can tội cưỡng đoạt tài sản, bắt ngày 20/12/2005, án phạt 57 tháng, có 1 tiền sự. Trong khi lao động trồng cây, y vừa làm vừa theo dỏi cán bộ, đợi khi cán bộ lơ là, y đã nhanh chóng lén vào

bụi rậm bỏ trốn ngày 01/08/2007. Sau khi kiểm diện không thấy, các lực lượng đã triển khai vây bắt, truy tìm theo dấu vết và y đã bị bắt lại sau 9 giờ. Số phạm nhân có mức án trên 15 năm đến chung thân trốn chiếm tỷ lệ là 0% là vì số này được quản lý chặt chẽ, không nằm trong diện lao động rộng. Nhưng những đối tượng này khi trốn thường có những thủ đoạn trốn tinh vi, xảo quyệt, có sự kiên trì hoặc ngang nhiên táo bạo trong thực hiện hành vi.

- Về động cơ, mục đích trốn khỏi nơi giam

Động cơ của phạm nhân là một trong những yếu tố điều khiển về mặt

tâm lý đối với hành vi đã được tạo nên dưới tác động của các nhu cầu, lợi ích thuộc tính tội lỗi của cá nhân phạm nhân đó.

Mục đích của phạm nhân là nhân tố điều khiển hành vi trốn khỏi nơi giam nhằm thoát khỏi sự quản lý của cơ quan Trại giam.

Mục đích và động cơ phạm tội ln có mối liên hệ với nhau và có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thủ đoạn lẩn trốn, gây án. Thông qua mối liên hệ này cơ quan tiến hành truy nã xác định, phán đoán động cơ mục đích trốn. Ngược lại từ sự hiểu biết động cơ mục đích trốn của đối tượng phạm tội sẽ tạo điều kiện cho lực lượng trinh sát phát hiện các mối liên hệ, các tình tiết xác thực để truy bắt đối tượng. Vì vậy, động cơ và mục đích là những dấu hiệu nhất thiết phải có của mỗi một hành vi mà lực lượng trinh sát cần phải khai thác triệt để..

Qua khảo sát thực tiễn cho thấy:

+ Số phạm nhân thuộc loại lưu manh chuyên nghiệp, loại có tiền án, tiền sự, có nhân thân xấu thường trốn khỏi nơi giam, chúng muốn trốn để thỏa mãn với cuộc sống tự do ngoài xã hội. Khi nghiên cứu ở một số trại giam như: Trại giam số 5, Trại giam số 6 và Trại giam Thanh Lâm, kết quả bắt lại trong 5 năm trở lại đây (2005 đến 6 tháng đâu năm 2010) là 28 đối tượng trong đó có 17 đối tượng thuộc loại giết người, cướp tài sản, các tội phạm về

ma túy ,có 08 đối tượng thuộc loại trộm cắp tài sản, hiếp dâm, còn lại là tội phạm khác. Qua nghiên cứu hồ sơ khai thác thấy đối tượng có động cơ, mục đích trốn trại giam như trên chiếm tỷ lệ 81,8%. Điển hình vụ phạm nhân Trương Văn Tùng, sinh năm 1983, trú tại Xuân khê- Lý nhân- Hà nam, can tội cướp giật tài sản, án phạt 15 tháng, lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo, y đã bỏ trốn ngày 26/10/2009 trong lúc đang lao động tại hiện trường nuôi trồng thuỷ sản đến nay chưa bắt lại được. Hay là vụ phạm nhân Ngô Văn Tiến, sinh năm 1983, trú quán Minh tân- Kim môn- Hải dương, Can tội cướp giật tài sản, bắt ngày 22/07/2005, án phạt 48 tháng. Ngày 20/07/2007, tại hiện trường lao động trồng rừng, y đã lợi dụng sơ hở của cán bộ và y đã trốn vào rừng. Sau khi biết được y trốn, lực lượng của trại đã tổ chức truy bắt nhưng y đã trốn thoát đến nay chưa bắt lại được.

+ Số phạm nhân phạm tội lần đầu có mức án thấp, trốn khỏi trại giam chủ yếu do những bức xúc của gia đình như: Bố, mẹ ly dị, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, vợ khơng chịu nổi cảnh chồng thì tù đày, con thì khơng có tiền ăn, học cho nên cũng có lúc đưa chân sang ngang (ngoại tình). Cũng có những phạm nhân trốn do bột phát, hay là do thủ tục lạc hậu của địa phương.

+ Số phạm nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có mức án cao thường tìm cách trốn để thốt khỏi hình phạt nặng. Từ đó dẫn đến động cơ, mục đích trốn của phạm nhân cũng khác nhau.

Điển hình vụ phạm nhân Lê Ngữ Thành, sinh 1984, trú ở Trung Sơn- Sầm Sơn - Thanh Hoá, can tội trộm cắp tài sản, bắt ngày 01.11.2007, án phạt 12 tháng. Trong lúc đi điều trị tại bệnh viện, y xin đi vệ sinh và đã bỏ trốn ngày 03/03/2008, y đã đi nhiều nơi, gặp nhiêu đồng bọn cũ, cuối cùng với sự quyết tâm cao của lực lượng trinh sát, qua việc nắm bắt tình hình và xác minh dài ngày mới bắt lại được y.

Tóm lại: động cơ, mục đích trốn khỏi trại giam của phạm nhân rất đa

dạng, phong phú, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không kể mức án dài hay ngắn, có nhiều tiền án, tiền sự, thuộc loại tội phạm chuyên nghiệp hay phạm tội lần đầu. Qua việc nghiên cứu tìm ra động cơ ngun nhân mục đích trốn trại của từng phạm nhân, từng con người phạm nhân cụ thể giúp chúng ta dự đoán được nơi ẩn náu của đối tượng để tổ chức lực lượng truy bắt.

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w