tích, dị la của cơ quan chức năng và cảnh giác với người xung quanh
Phạm nhân sau khi trốn khỏi nơi giam thì ln che giấu tung tích, thăm dị sự truy nã của các cơ quan chức năng và đề phòng với người xung quanh để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng và quần cúng nhân dân. Chúng thường tìm đến những vùng xa xơi hẻo lánh, hoặc có đối tượng lại thực hiện một vụ phạm tội nhỏ hơn ở một nơi khác, có mức án thấp để được vào trại nhằm đối phó lại hoạt động truy nã, mặc xác cơ quan chức năng tha kồ tìm kiếm ngồi xã hội. Hoặc bọn chúng xin vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh tư nhân để ẩn náu và làm ăn và tỏ ra rất chăm chỉ vì hiện nay công tác quản lý Nhà nước về an ninh - trật tự nhất là quản lý con người còn quá lỏng lẻo nên đối tượng đã lợi dụng những sơ hở, khó khăn trong cơng tác quản lý đó để ẩn náu, trốn tránh sự truy bắt của cơ quan chuyên trách.
Tuy phạm nhân cố tìm mọi cách để che giấu tung tích của mình, nhưng cũng khơng thể tránh khỏi những sơ hở nhất định. Vì con người là tổng hồ
của tất cả các mối quan hệ xã hội, là phải giao tiếp, đi lại… Vì vậy khi giao tiếp, khơng phải lúc nào sự che đậy của chúng cũng phù hợp với bản chất bên trong nên sẽ có sự bộc lộ những mâu thuẫn. Vậy trong công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam phải nắm bắt được thủ đoạn này để biết và phát hiện những biểu hiện nghi vấn, từ đó tìm ra manh mối nơi đối tượng có thể lẩn trốn để bắt giữ.
Tóm lại: Đa số phạm nhân trốn khỏi nơi giam là loại lưu manh chuyên
nghiệp, có nhiều tiền án, tiền sự, tái phạm nguy hiểm, mức án đa dạng. Sau khi trốn chúng có nhiều thủ đoạn lẩn trốn tinh vi, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào bạn bè, thân nhân để che dấu, giúp đỡ hoặc tạo thành băng, ổ, nhóm tiếp tục phạm tội. Từ các đặc điểm này chúng ta phải chú trọng công tác phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại. Thực tế các trại giam chưa làm tốt công tác phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại, mà chủ yếu giam theo cơng việc lao động. Ví dụ: muốn thành lập một đội phạm nhân chuyên làm mộc và sản xuất đồ mộc, thì chỉ tuyển những phạm nhân biết làm nghề mộc ngồi xã hội mà khơng quan tâm đến họ thuộc loại nào, và tất nhiên cả đội phạm nhân đó giam chung một phịng.
2.2.4. Kết quả cơng tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam
Trong những năm qua, Bộ Công an cũng như Cục V26 (nay là Tổng cục 8) đã rất quan tâm đến công tác truy nã phạm nhân. Bộ Công an đã ra nhiều quyết định, nhiều công văn chỉ đạo hướng dẩn các trại giam trong việc quản lý, giam giữ cũng như trong công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam như: Quyết định 458/BNV(V19) ngày 13/12/1993 của Bộ trưởng BNV về việc quản lý Nhà nước công tác thi hành án phạt tù trong lực lược CAND. Kế hoạch 327/BNV(C14) ngày 12/5/1995 về tổng truy bắt và thanh loại đối tượng truy nã. Công văn số 1558/V26/P4 ngày 15/03/2006 của Cục trưởng Cục V26 (nay là Tổng cục 8) hướng dẫn công tác truy nã phạm nhân
trốn trại giam. Kết quả đã hạn chế một phần phạm nhân trốn ở các trại giam và đã bắt lại được nhiều đối tượng truy nã nguy hiểm đảm bảo cho công tác thi hành án phạt tù đạt kết quả. Bên cạnh đó sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực của cán bộ chiến sĩ trinh sát trại giam nên công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam có kết quả cao, chiếm tỷ 84,8% (xem bảng 2.5)
Đặc biệt từ khi thực hiện Kế hoạch 327/BNV(C14) ngày 12/5/1995 về tổng truy bắt, thanh loại đối tượng truy nã và kế hoạch 01/V26 (nay là Tổng cục 8) phát động các đợt tấn công truy quét đối tượng truy nã, các trại giam đã tổ chức thành lập các tổ truy nã dưới sự chỉ đạo của Giám thị trại giam. Nên việc tổ chức truy bắt đối tượng truy nã phạm nhân trốn của các năm trước bị bắt lại cũng tăng lên. Như từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2010 Trại giam Số 5 đã bắt lại được 10/12 tên và 02 tên vận động đầu thú. Trại giam Thanh Lâm bắt 16/19 tên. 01 tên vận động đầu thú, 02 tên trốn thoát Trại giam Số 6 bắt 2/2 tên. Kết quả trong 5 năm 6 tháng đã vận động đầu thú, thanh loại được một số phạm nhân trốn khỏi nơi giam (xem bảng 2.6)
Qua bảng thống kê cho thấy công tác tổ chức truy bắt theo quyết định truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam đạt kết quả rất cao 28/33 chiếm tỷ lệ 84,8%, vận động đối tượng ra đầu thú 3/33 chiếm tỷ lệ 09,0 %, có 2/33 tên trốn thốt chiếm 06,0%.
- Công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam hết sức nguy hiểm, vất vả, khó khăn nên phải huy động tất cả các lực lượng để tham gia truy bắt phạm nhân trốn, nhưng chủ yếu vẫn là lực lượng trinh sát trại giam, và cịn có sự phối hợp chặt chẽ với công an các địa phương, các lực lượng nghiệp vụ khác của ngành Công an để bắt giữ đối tượng truy nã (xem bảng 2.7)
Qua bảng thống kê trên cho thấy số phạm nhân trốn và bị bắt lại từ năm 2005 đến tháng 6/2010 của lực lượng trinh sát trại giam đạt kết quả rất cao
với 23/33 phạm nhân, chiếm tỷ lệ 69,6% , lực lượng trinh sát trại giam phối hợp với Công an địa phương bắt là 5/33 phạm nhân chiếm tỷ lệ 15,1%. Các trường hợp khơng phân tích bao gồm 2 tên trốn thốt và 3 tên đầu thú. Sự phối hợp giữa trinh sát trại giam với công an địa phương trong truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam là rất quan trọng và không thể thiếu. Các lực lượng này hơn hẳn lực lượng trinh sát trại giam về sự thơng thuộc địa hình, địa vật, về cơ sở bí mật của họ cũng đã có sẵn, chỉ cần giao nhiệm vụ là họ có thể vào cuộc ngay và có mối quan hệ thường xuyên với quần chúng và nhân dân. Trong khi đó lực lượng trinh sát muốn xây dựng cơ sở bí mật thì gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, cơng tác truy nã bắt giữ phạm nhân trốn của lực lượng trinh sát trại giam phải biết kết hợp chặt chẽ với Cơng an các địa phương. Có như vậy kết quả thực hiện công tác truy nã bắt giữ phạm nhân trốn khỏi nơi giam mới đem lại kết quả cao.
2.3. Thực trạng công tác tổ chức lực lượng trinh sát tiến hành truynã phạm nhân trốn khỏi nơi giam thuộc các trại giam ở địa bàn khu vực nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam thuộc các trại giam ở địa bàn khu vực miền Trung
2.3.1. Ra Quyết định truy nã -Thông báo Quyết định truy nã
Quyết định truy nã là căn cứ pháp lý để áp dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm truy bắt đối tượng truy nã. Khi phạm nhân trốn khỏi nơi giam thì Giám thị trại giam sẽ ra quyết định truy nã và sử dụng quyết định truy nã này để yêu cầu các lực lượng tham gia truy bắt phạm nhân trốn.
Theo công văn số 3246/CSĐT/(C44) ngày 27/10/2004 và công văn số 361/C11,C44 ngày 13/02/2006 của Tổng cục CSND. Bộ Công an hướng dẫn về công tác truy nã và công văn số 1558/V26/P4 ngày 15/3/2006 của Cục trưởng Cục V26 (nay là Tổng cục 8) hướng dẫn cơng tác truy nã có quy định về thẩm quyền truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam như sau: “Khi phạm
tổ chức lực lượng truy bắt. Đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu trong vòng 07 ngày (kể từ khi khởi tố vụ án) chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra nơi trại đóng tiến hành điều tra theo thẩm quyền”
[26, tr.1]
Tại điểm b - khoản 1- Điều 111 - Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về các cơ quan khác của lực lượng CSND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: “Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án” [36, tr.71,72]
Hiện nay, khi có phạm nhân trốn, một số Giám thị trại giam ra quyết định truy nã phạm nhân, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự rồi chuyển hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra nơi trại đóng để khởi tố bị can và tiếp tục điều tra đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nhưng cũng có trường hợp khi phạm nhân trốn khỏi nơi giam, Giám thị trại giam chỉ tổ chức truy lùng theo dấu vết nóng mà khơng ra quyết định truy nã, quyết định khởi tố vụ án hình sự để phối hợp với Cơng an các địa phương truy bắt ,vì cho rằng đối tượng khơng nguy hiểm và trước sau sẽ bị bắt trở lại nên chưa báo cáo Tổng cục 8. Hoặc có trường hợp bắt lại khơng truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ xử lý kỷ luật phạm nhân vi phạm nội quy, và vì thế khơng có tính răn đe, giáo dục các phạm nhân khác. Vì sợ mất thành tích thi đua khen thưởng của trại nên hạn chế báo cáo với Tổng cục 8 khi có phạm nhân trốn mà chỉ âm thầm tổ chức lực lượng của trại đi bắt, như vậy đương nhiên để lọt tội phạm.
- Thông báo quyết định truy nã: Là việc công khai thông báo quyết định truy nã và yêu cầu các lực lượng trong Công an nhân dân và quần chúng nhân
dân tham gia phát hiện, bắt giữ những phạm nhân đang lẩn trốn của cơ quan trại giam. Các hình thức thơng báo quyết định truy nã như sau:
+ Hình thức trực tiếp: Sau khi ra quyết định truy nã, cơ quan trại giam
cử cán bộ mang quyết định truy nã đến những nơi đối tượng có thể xuất hiện, cư trú để thơng báo quyết định truy nã cho các cá nhân, đơn vị có liên quan cùng tham gia truy bắt. Hình thức này được áp dụng với những đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, đối tượng truy nã có địa chỉ rỏ ràng.
+ Hình thức gián tiếp: Sau khi ra quyết định truy nã, trại giam thông
báo quyết định truy nã thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để gửi hoặc fax truyền đạt nội dung đến những đơn vị, địa phương hoặc quần chúng nhân dân biết để tham gia truy bắt.
- Hầu hết trong nội dung các quyết định truy nã đều có ghi rõ đặc điểm nhận dạng, ảnh của phạm nhân. Tuy nhiên tình trạng thiếu ảnh, ảnh mờ hoặc ảnh không giống với thực tế do chụp quá lâu hoặc quá trẻ so với hiện nay vẫn đang cịn phổ biến. Nên khơng phản ánh được các mối quan hệ cần thiết của phạm nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiều khó khăn đối với các lực lượng khác trong phối hợp truy bắt. Hiện nay các đối tượng đều cố tình che giấu lý lịch, địa điểm nơi cư trú trước khi vào trại nên nếu không xác minh kỹ lưỡng, không cho phạm nhân viết thêm lý lịch bổ sung mà cứ lấy thông tin như trong hồ sơ của phạm nhân để ghi vào quyết định truy nã thì độ chính xác khơng cao. Do đó phải củng cố cơng tác hồ sơ, thông tin lý lịch bổ sung cá nhân. Cán bộ ghi những thông tin trên quyết định truy nã phải nâng cao trách nhiệm của mình và ghi những thơng tin ngắn gọn, rõ ràng ai đọc cũng dễ hiểu, dễ nhận biết đối tượng truy nã để bắt.
2.3.2. Tổ chức truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam