Sau khi trốn khỏi nơi giam, phạm nhân nhanh chóng thốt khỏi địa bàn hoặc lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn náu chờ thời cơ là tẩu thoát

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 53 - 55)

Nhiều phạm nhân sau khi trốn khỏi nơi giam, thường nhanh chóng thốt khỏi địa bàn, nhưng một số đã lợi dụng địa hình, địa vật đẻ ẩn náu chờ thời cơ rồi sau đó tẩu thốt vì sau khi trốn chúng chưa thể thoát ngay được, hơn nữa hầu hết các trại giam đều nằm trên địa bàn rừng núi, rừng rậm nên thuận tiện cho việc ẩn nấp. Đặc biệt là khi vừa trốn khỏi, phạm nhân thường lợi dụng cây cối, rừng rậm, hang đá, ao hồ… để ẩn náu, nghe ngóng tình hình hoặc lợi dụng địa bàn rừng núi sống trong đó một vài ngày (nằm im), khi thấy chúng ta khơng chốt chặn, truy lùng nữa thì mới tìm đường tiếp tục trốn .Đây là đặc điểm khá phổ biến của phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Vì vậy việc tổ chức truy bắt theo dấu vết nóng là biện pháp rất quan trọng đối với lực lượng trinh sát trại giam. Điển hình vụ trốn trại của phạm nhân Nguyễn Văn Thanh, sinh 1987, Trú quán Hưng Đại- Đông Triều- Quảng Ninh, can tội trộm cắp tài sản và tội lừa đão chiếm đoạt tài sản, băt ngày 08/01/2008, án phạt 24 tháng. Trong khi lao động tại hiện trường trồng rừng ở đồi, y đã lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo, lợi dụng rừng rậm và tầm nhìn bị che khuất nên y đã lén lút bỏ trốn hồi 9 giờ ngày 03/06/2009. Sau khi phát hiện phạm nhân trốn, lực lượng của trại tổ chức truy tìm theo dấu vết nóng, chốt chặn các ngã đường, khoảng 30 phút sau thì bắt lại được y.

Sau khi trốn chúng có thể băng rừng, lội suối để nhanh chóng đến những nơi có nhiều phương tiện đi lại hoặc bến tàu, bến xe để thoát một cách nhanh chóng trước khi lực lượng truy nã triển khai truy bắt hoặc có thể điện thoại cho đồng bọn ngồi xã hội chuẩn bị trước phương tiện giao thông để chạy trốn. Với những phạm nhân chấp hành án ở những khu vực ít phương tiện sau khi trốn chúng thường trà trộn vào các khu dân cư và khi có cơ hội thì chúng đi thật xa. Điển hình vụ trốn trại của phạm nhân Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1988, Trú tại Phúc Thổ - Nho Quan - Ninh Bình, can tội che giấu tội phạm, bắt ngày 06/10/2006, án phạt 18 tháng đã lợi dụng sơ hở của quản giáo

trong khi lao động trồng rừng ngoài hiện trường đã bỏ trốn vào ngày 30/7/2007 rồi đón xe vào Thủ Đức. Qua cơng tác nắm tình hình và nhờ sự phối hợp với nhiều lực lượng. Lực lượng trinh sát trại giam nhờ mạng viễn thông Quân đội mới phát hiện nơi y đang lẫn trốn và bao vây bắt lại được.

Việc nắm bắt các đặc điểm tâm lý của phạm nhân trốn sẽ giúp cho lực lượng truy bắt của trại giam có kế hoạch triển khai phù hợp, đi đúng hướng mà chúng có thể lẩn trốn và ln ở thế chủ động kiểm soát chặt chẽ các đầu mối giao thơng, phục kích đón lõng nơi đối tượng có thể xuất hiện.

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 53 - 55)