Mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng trinh sát trại giam với Công an các địa phương trong công tác tổ chức truy nã phạm nhân trốn

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 31 - 32)

- Thủ tục truy nã

1.3.2. Mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng trinh sát trại giam với Công an các địa phương trong công tác tổ chức truy nã phạm nhân trốn

Công an các địa phương trong công tác tổ chức truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

Sự phối hợp giữa lực lượng trinh sát trại giam với Công an các địa phương trong công tác tổ chức truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam là vơ cùng quan trọng vì cơng tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam vừa là hoạt động điều tra, vừa là hoạt động trinh sát, có sự tham gia của nhiều lực lượng Cơng an nhân dân. Công tác này gồm nhiều khâu kế tiếp nhau, bắt đầu từ ra quyết định truy nã, thông báo quyết định truy nã, tố chức truy bắt, thơng báo đình nã, vì vậy địi hỏi phải có sự phối hợp giữa lực lượng trinh sát trại giam với Công an các địa phương. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng trinh sát trại giam với Công an các địa phương trong công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam là hoạt động mang tính tất yếu khách quan, do hoạt động của thực tiễn địi hỏi, trong đó lực lượng trinh sát trại giam giữ vai trò chủ đạo nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, khả năng của các phương tiện và biện pháp nghiệp vụ. Mối quan hệ phối hợp này phải dựa trên các cơ sở pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể. Trong đó mỗi lực lượng có vị trí, trách nhiệm riêng theo quy định của ngành Công an. Đây là mối quan hệ xuyên suốt và là nguyên tắc chỉ đạo công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Nội dung mối quan hệ phối hợp đó là sự gắn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở phân công trách nhiệm giữa các lực lượng để cùng nhau thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ truy nã phạm nhân đã đặt ra. Căn cứ tính chất, đặc điểm, phạm vi và yêu cầu của cơng tác truy nã khi có phạm nhân trốn khỏi nơi giam lực lượng trinh sát trại giam cần phải phối hợp với Cơ quan CSĐT nơi trại giam đóng và Cơ quan Điều tra Công an tỉnh để trao đổi, khai thác thông tin, tổ chức truy bắt,

tiếp nhận, giam giữ đối tượng truy nã bị bắt… Đồng thời phối hợp với Công an các địa phương khác mà phạm nhân trốn khỏi nơi giam có hộ khẩu thường trú (trước khi vào chấp hành án tại trại giam), có mối quan hệ để lui tới ẩn náu. Đây là mối quan hệ chủ yếu của lực lượng trinh sát trại giam.

Ngoài ra lực lượng trinh sát trại giam phối hợp với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTATXH, CSGT đường bộ, đường thuỷ, Cảnh sát về ma tuý, CSBV, CSTT, lực lượng Hồ sơ nghiệp vụ, lực lượng ANND, Văn phòng Interpol Việt Nam (VPI)... và các tầng lớp nhân dân. Các lực lượng này thơng qua chức năng, nhiệm vụ của mình để cung cấp những thơng tin, tài liệu có liên quan về phạm nhân trốn khỏi nơi giam phục vụ công tác truy bắt của lực lượng trinh sát trại giam.

Tóm lại: Trong cơng tác tổ chức truy nã phạm nhân trốn trại có nhiều

lực lượng tham gia, trong đó có hai chủ thể trực tiếp, chủ yếu là lực lượng trinh sát và Cảnh sát bảo vệ trại giam . Xác định rõ vai trò của từng chủ thể và mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng là xây dựng một cơ chế hoạt động thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả trong cơng tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Nhờ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cả về nghiệp vụ, pháp lý, tổ chức xã hội để nâng cao kết quả tìm kiếm, xác định, bắt giữ phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w