Biện pháp truy nã

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 32 - 35)

Đó là tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ cơ bản của ngành Công an mà lực lượng trinh sát trại giam sử dụng vào quá trình truy nã để bắt giữ phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Các biện pháp nghiệp vụ cơ bản của ngành Công an trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm đã được xác định tại Nghị quyết số 40/NQ-BCT ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị và được cụ thể hóa

trong Luật CAND thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 cũng như trong các văn bản, quy định của ngành Công an. Căn cứ vào những quy định của pháp luật và từ thực tiễn công tác truy nã phạm nhân thấy có những biện pháp truy nã mà lực lượng trinh sát trại giam sử dụng trong quá trinh truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam như sau:

- Tổ chức bao vây, truy lùng, chốt chặn các hướng, các ngã đường mà phạm nhân có thể chạy trốn.

Đây là biện pháp nhằm bảo đảm việc bắt giữ phạm nhân được nhanh chóng, an tồn, chính xác và hiệu quả. Sử dụng biện pháp này, lực lượng trinh sát trại giam thường sử dụng các hoạt động như: Khi phát hiện phạm nhân trốn thì tổ chức và phân cơng lực lượng truy bắt theo dấu vết nóng, áp dụng các biện pháp bao vây, chốt chặn, phong tỏa khu vực, địa điểm (như bến xe, bến tàu, bến cảng…) khống chế những điều kiện mà phạm nhân trốn có thể tẩu thốt kể cả những hành vi chống đối của phạm nhân đó để bắt giữ, đồng thời bố trí lực lượng bí mật phục kích, đón lõng tại các địa điểm, khu vực mà phạm nhân đó có thể xuất hiện. Thơng thường đây là nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát bảo vệ. Tuy nhiên khi đã xác định được địa bàn trọng điểm, các hướng chính mà đối tượng có thể vận động, di chuyển thì lực lượng trinh sát tham gia với vai trị tích cực. Khi thực hiện các biện pháp bắt giữ thì lực lượng trinh sát trại giam phải lựa chọn những phương án, biện pháp tối ưu nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, kể cả phạm nhân đó và các phương tiện, cơng cụ hổ trợ được sử dụng. Với phạm nhân trốn khỏi nơi giam là đối tượng nguy hiểm thì phải áp dụng các biện pháp nhằm vơ hiệu hóa sự chống đối của chúng khi bắt giữ.

- Biện pháp trinh sát xác minh thu thập thơng tin, tài liệu để tìm ra nơi ẩn náu của đối tượng.

Biện pháp trinh sát xác minh thu thập thơng tin, tài liệu để tìm ra nơi ẩn náu của đối tượng, thơng qua tiến hành các hoạt động cơng khai và bí mật để

nắm bắt được những thơng tin về phạm nhân đó có thể xuất hiện ở địa bàn nào đó. Nội dung của biện pháp này được đặc trưng bởi các hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng trinh sát trại giam nhằm xác định chính xác nơi phạm nhân đang bị truy nã ẩn náu, thu thập những thông tin, tài liệu phản ánh các mối quan hệ và địa bàn mà phạm nhân có thể lui tới. Từ đó lực lượng trinh sát có thể xác lập chuyên án và thường xuyên nắm chắc những thông tin về những người nghi vấn có quan hệ với phạm nhân bị truy nã, đặc biệt là thân nhân, bạn bè thân thích…, để tìm ra tung tích, nơi ẩn náu và triển khai kế hoạch bắt giữ kịp thời, khơng để đối tương có thể di chuyển đi nơi khác hoặc đủ thời gian và điều kiện để phạm tội mới.

- Biện pháp phối hợp với các lực lượng khác để truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam.

Biện pháp phối hợp với các lực lượng khác để truy bắt phạm nhân trốn

trại này là sự phối hợp giữa các chủ thể truy nã và quần chúng nhân dân tham gia vào công tác truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Nội dung của biện pháp này là việc áp dụng các biện pháp về tổ chức để động viên nâng cao sự nhiệt tình và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trinh sát trại giam. Tuyên truyền, vận động để các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, bắt giữ phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Các biện pháp phối hợp trong công tác truy nã mà lực lượng trinh sát trại giam thường vận dụng như sau: Tổ chức lực lượng, sử dụng biện pháp và phương tiện phù hợp, có kế hoạch, phân công, phân cấp rõ ràng, quy định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng tham gia truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam, thường xuyên thông tin liên lạc giữa các lực lượng để phán đoán hướng đi của chúng. Mở rộng phạm vi công khai quyết định truy nã, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người biết và nâng cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an các cấp và các lực lượng nghiệp vụ khác trong ngành Công an để nâng cao hiệu quả công tác truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi

giam. Áp dụng chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền, vận động gia đình, động viên, khuyến khích thân nhân và những người có quan hệ với phạm nhân trốn khỏi nơi giam để họ tích cực tìm kiếm, phát hiện, bắt giữ hoặc kêu gọi, vận động phạm nhân đó ra tự thú, đầu thú. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để áp dụng chính sách hình sự, xử lý những phạm nhân trốn bị bắt hoặc tự thú, đầu thú. Kiên quyết xử lý những người bao che, tiếp tay cho phạm nhân bị truy nã lẩn trốn gây khó khăn cho q trình bắt giữ.

Tóm lại: Tất cả các biện pháp truy nã trên có mối quan hệ chặt chẽ và

tác động lẫn nhau, kết quả của biện pháp này là điều kiện thuận lợi để tiến hành các biện pháp kia và ngược lại. Trên thực tế các biện pháp truy nã thường tiến hành đồng thời hoặc xen kẽ lẫn nhau, bất kỳ biện pháp nào cũng đều tác động đến quá trình thu thập thơng tin, tài liệu, tìm ra nơi phạm nhân ẩn náu, bắt giữ và tác động vào phạm nhân đang truy nã đó.

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w