Nhận xét, đánh giá công tác tổ chức lực lượng trinh sát tiến hành truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam và nguyên nhân của những

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 72 - 76)

- Xác lập chuyên án để truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam

2.4. Nhận xét, đánh giá công tác tổ chức lực lượng trinh sát tiến hành truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam và nguyên nhân của những

hành truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam và nguyên nhân của những tồn tại

2.4.1. Ưu điểm

Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẻ của Bộ Công an, Tổng cục 8 và ban Giám thị các trại giam, khi có đối tượng trốn khỏi nơi giam thì Tổng cục 8 cũng như ban Giám thị các trại giam đã triển khai, tổ chức và huy động nhiều lực lượng tham gia nhằm phát hiện đối tượng để truy bắt. Hàng

tháng luôn nghiên cứu hồ sơ của từng loại đối tượng để có kế hoạch truy nã cho nên thời gian qua số đối tượng truy nã bị bắt lại ngày một tăng, nhằm phòng ngừa tội phạm và răn đe, giáo dục các phạm nhân khác có tư tưởng trốn trại giam.

- Các trại giam đã nhận rõ trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lý, giam giữ và giáo dục phạm nhân là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta làm tốt cơng tác quản lý, giáo dục phạm nhân thì hạn chế được tình hình phạm nhân có tư tưởng trốn trại giam. Đây là cơng tác lớn có vị trí quan trọng góp phần tích cực bảo đảm cơng tác thi hành án phạt tù, khơng để những đối tượng này có điều kiện tiếp tục phạm tội mới ở ngoài xã hội.

- Các lực lượng tham gia truy nã đã sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ khác cũng như với Cơng an, chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân để truy bắt đối tượng. Đồng thời lực lượng truy nã đã chú trọng sử dụng cơ sở bí mật để phát hiện bắt giữ đối tượng. Cán bộ trinh sát trại giam tăng cường khai thác phạm nhân để nắm tình hình đối tượng, sớm phát hiện nơi ẩn náu. Nắm tình hình diễn biến của gia đình có phạm nhân bị truy nã thơng qua mạng lưới bí mật phối hợp tại địa bàn nhằm phát hiện nơi ẩn náu của phạm nhân.

- Đội ngũ cán bộ trinh sát các trại giam, tổ truy nã đã được kiện toàn. Đội ngũ này đa số đã tốt nghiệp đại học, có sức khoẻ tốt, đã có những kinh nghiệm về cơng tác nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, linh hoạt, dũng cảm để truy bắt đối tượng trốn. Đồng thời các trại giam đã đảm bảo mức tối thiểu về cơng tác phí, vũ khí chiến đấu để truy bắt phạm nhân trốn.

- Các trại giam luôn chú trọng công tác sơ kết, tổng kết hoạt động truy nã để rút kinh nghiệm trong cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý, việc gì tốt thì phát huy, việc gì chưa làm được thì khắc phục.

Công tác truy nã phạm nhân trốn trong thời gian qua tuy đã thu được những kết quả đáng kể. Song bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế nhất định sau:

Công tác xác minh đối tượng của lực lượng trinh sát trại giam vẫn cịn yếu vì: mạng lưới cơ sở bí mật của lực lượng trinh sát trại giam ở ngồi xã hội khơng có mà chủ yếu dựa vào mạng lưới của Công an các địa phương hoặc dựa vào những phạm nhân đã hết án, tha tù trước thời hạn để cung cấp những thơng tin, cịn để xây dựng thì khơng có thẩm quyền. Hơn nữa cơng tác xác minh các thông tin liên quan đến đối tượng cịn mang tính rời rạc. Thơng thường, cơng tác chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Giám thị chưa sát sao dẫn đến lúc đầu cịn hăng nhưng về sau thì uể oải.

+ Trong quyết định truy nã vẫn cịn thiếu những thơng tin cần thiết như: phản ánh chua rõ mối quan hệ gia đình, thân nhân phạm nhân hoặc chưa đầy đủ, nên khi nhận được quyết định truy nã, các địa phương xác nhận được đối tượng rất khó. Theo báo thống kê số 9122 V26/P4 ngày 20/11/2004 của Cục V26 (nay là Tồng cục 8- BCA) cho thấy tình trạng thiếu thơng tin trong quyết định truy nã chủ yếu như: thiếu ảnh hoặc ảnh không rõ, thiếu thông tin các mối quan hệ. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do khi phạm nhân vào trại giam trại không tổ chức cho chụp ảnh để lưu nên khi có phạm nhân trốn khơng có ảnh hoặc có nhưng mờ nên khó phân biệt. Đa số ảnh của phạm nhân có trong danh chỉ bản khi chụp thường tóc rất dài, nhưng khi vào trại giam tóc lại bị cắt ngắn nên khi phạm nhân trốn thì ảnh được dán trong quyết định truy nã thường là ảnh có tóc dài nên rất khó khăn cho việc xác định đối tượng. Một số trại giam khi phạm nhân đến chấp hành án để cho phạm nhân tự viết lý lịch bổ sung về bản thân một cách hời hợi, khơng có sự kiểm tra kỹ lưỡng của cán bộ. Hàng năm không cho phạm nhân khai lý lịch bổ sung, nhiều phạm nhân gia đình đã thay đổi chỗ ở vẫn khơng biết nên khó khăn cho cơng tác xác minh phục vụ truy bắt.

+ Sự phối hợp giữa các lực lượng ở trại giam và giữa trại với Công an các địa phương đơi lúc cịn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, đặc biệt là trong khâu khai thác, trao đổi thông tin về phạm nhân trốn. Khi thông báo quyết định truy nã các trại chưa rà soát, điều tra nắm hết các mối quan hệ của phạm nhân để gửi quyết định truy nã cho Công an các địa phương.

+ Lực lượng truy nã phạm nhân trốn trại hầu hết có ý thức khi thực hiện nhiệm vụ, nhưng cũng cịn có một số cán bộ chưa nhiệt tình, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm như: không theo sát đối tượng, khơng chịu khó nắm bắt tình hình, khơng chịu khó xác minh các mối quan hệ để tìm ra đầu mối của đối tượng để bắt, không chú tâm vào công việc được giao nên kết quả khơng cao.

Tóm lại: Cơng tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam của lực lượng

trinh sát trại giam đã thu được những thành công đáng kể. Để có được những kết quả đó là do có sự chỉ đạo, hướng dẩn của các cấp lãnh đạo. Các lực lượng tham gia truy bắt ở các trại giam cũng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động đối phó trong mọi tình huống, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và tăng cường quan hệ phối, kết hợp với các cơ quan chức năng để sớm truy bắt đối tượng. Từ khi có Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và Quyết định 458/QĐ-BNV ngày 13/12/1993, Quyết định số 242/2002/QĐ-BCA ngày 01/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an giao cho Tổng cục 8 trực tiếp quản lý các trại giam trong tồn quốc đã có những chuyển biến tích cực, trong đó có cơng tác truy nã phạm nhân trốn trại giam. Các lực lượng tham gia truy nã được quan tâm hơn về xây dựng đội ngũ, bố trí cán bộ có năng lực và trách nhiệm, tăng cường trang bị phương tiện, bồi dưỡng vật chất và tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho công tác truy bắt.

Công tác truy nã phạm nhân được đặt trong bối cảnh chung của việc truy nã các loại tội phạm theo kế hoạch 327 của Bộ cơng an do đó được sự chỉ đạo chặt chẽ. Đây là những nguyên nhân cơ bản làm cho công tác truy nã phạm nhân trốn trại trong những năm qua đạt hiệu quả cao, nhiều phạm nhân

trốn đã được bắt lại, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng có nhiều hạn chế cần phải được sữa đổi, bổ sung như: Các quy định của pháp luật vẫn đang còn chồng chéo, công tác xác minh đối tượng của lực lượng trinh sát còn yếu do chủ yếu sử dụng mạng lưới khơng chính thống. trong quyết định truy nã vẫn cịn thiếu những thơng tin liên quan đến đói tượng, sự phối hợp với các lực lượng khác cịn nhiều hạn chế, trình độ năng lực của cán bộ trại giam cịn yếu...

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w