Phạm nhân sau khi trốn khỏi nơi giam thường thay đổi địa điểm ẩn náu và tìm cách liên lạc với gia đình, người thân, bạn bè

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 55 - 56)

náu và tìm cách liên lạc với gia đình, người thân, bạn bè...

Phạm nhân sau khi trốn khỏi nơi giam thường ln thay đổi nơi ẩn náu và tìm cách liên lạc với gia đình, người thân, bạn bè. Chúng thường quan sát, nghe ngóng xung quanh để đề phịng sự phát hiện của quần chúng và các cơ quan chức năng. Chúng thường hạn chế đi lại, ít xuất hiện ở những nơi đông người và khi xét thấy địa điểm ẩn náu có nguy cơ bị lộ thì tìm mọi cách chuyển đến nơi khác. Và các đối tượng thấy việc thay đổi địa điểm ẩn náu sẽ gây khó khăn cho cơng tác xác minh, truy tìm của cơ quan Cơng an và quần chúng nhân dân trong việc bắt giữ. Thực tế cho thấy có nhiều phạm nhân trốn khỏi trại giam sau một thời gian rất dài mới bắt lại được.

Điển hình như vụ phạm nhân Lê Đình Hùng, sinh 1981, Trú quán Hải ninh - Tỉnh gia - Thanh hoá, can tội trộm cắp tài sản, án phạt 36 tháng, bắt ngày 09/01/2003, trong khi đi lao động trồng cây tràm ở khu vực đồi tràm, ngày 09/01/2005, y đã lẩn vào đám rừng rậm và bỏ trốn. Khi cán bộ biết thì y đã trốn đi rất xa. Sau 32 ngày vất vả, kiên trì của lực lượng trinh sát và các lực lượng khác tham gia mới bắt lại được đối tượng.

Sau khi trốn khỏi nơi giam, chúng thường tìm cách tìm cách liên lạc với gia đình, người thân hoặc với đồng bọn cũ để yêu cầu giúp đỡ về tiền bạc,

phương tiện, thậm chí cả vũ khí để tiếp tục phạm tội mới. Đây là vấn đề có tính quy luật, mặc dù vấn đề này phạm nhân biết là dễ bị phát hiện nhưng nhiều đối tượng vẫn làm. Sau khi nhận được tiền và phương tiện, các thông tin cần thiết, chúng sẽ đến một nơi khác một thời gian để tranh cơ quan Cơng an săn lùng, sau khi việc truy tìm tạm lắng, đối tượng sẽ mọi cách móc nối hoặc quay lại trực tiếp tìm sự che chở, giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Chúng thường liên lạc với gia đình và đồng bọn có thể bằng thư từ, nhắn gửi, nhưng qua khảo sát thực tế hiện nay các đối tượng này phổ biến sử dụng hình thức liên lạc qua điện thoại và thư từ. Chính vì vậy, trong cơng tác truy nã việc nghiên cứu đặc điểm nhân thân, các mối quan hệ của phạm nhân là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu được để nâng cao hiệu quả truy bắt phạm nhân trốn trại giam.

Một phần của tài liệu Tổ CHứC lực LƯợNG TRINH sát TIếN HàNH TRUY nã PHạM NHÂN TRốN KHỏI nơi GIAM THUộC các TRạI GIAM ở địa bàn KHU vực MIềN TRUNG (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w