- Phương pháp truy nã
2.1.3. Tổ chức lực lượng trinh sát tiến hành truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam thuộc các địa bàn khu vực miền Trung.
khỏi nơi giam thuộc các địa bàn khu vực miền Trung.
Hiện nay lực lượng làm công tác truy nã bắt giữ phạm nhân trốn khỏi nơi giam của lực lượng CSTG gồm:
Ở Tổng cục 8 - Bộ Công an, đây là cơ quan quản lý cấp trên của các trại giam có 2 phịng thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong cơng tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam đó là Phịng Trinh sát và Phịng Cơng tác truy nã và khai thác phạm nhân thuộc Cục quản lý phạm nhân, trại viên.
+ Phịng Trinh sát (P5)có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn đội trinh sát của các trại giam xây dựng cơ sơ sở bí mật bao gồm: các thủ tục xây dựng; nắm tình hình phạm nhân; xử lý nguồn tin; các phương án phòng, chống phạm nhân chống, phá, trốn, đặc biệt là công tác truy nã phạm nhân khi phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Với quy định như vậy thì phịng Trinh sát khơng có nhiệm vụ trực tiếp truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam mà chỉ đạo hướng dẫn truy bắt, hoặc chỉ đối với những vụ phạm nhân trốn nguy hiểm thì cán bộ hoặc lãnh đạo phịng được cử xuống trại trực tiếp phối hợp tham gia truy bắt, khai thác đối tượng, lập và triển khai kế hoạch truy nã.
+ Phịng Cơng tác truy nã và khai thác phạm nhân (P3) Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và lên phương án cho các trại giam xây dựng và thực hiện các phương án truy nã đột xuất và truy nã thường xuyên. Truy bắt đối tượng bỏ trốn khỏi nơi giam giữ trong mọi tình huống. Như vậy, phòng truy nã của Cục quản lý phạm nhân- trại viên của Tổng cục 8 có vai trị rất lớn trong cơng tác truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Khi có các vụ án phức tạp nghiêm trọng thì lãnh đạo phịng và cán bộ của phòng phải trực tiếp xuống trại giam để chỉ đạo và tham gia các hoạt động truy bắt. Vai trò chủ yếu của phòng là kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện các phương án truy nã của các trại giam, đồng thời chỉ đạo sát sao công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.
- Ở các trại giam thì có Giám thị và các Phó Giám thị trực tiếp điều hành công tác truy nã phạm nhân. Giám thị là người chỉ huy điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của trại giam theo quy định của pháp luật nên khi phát hiện được phạm nhân trốn, Giám thị phải ra quyết định truy nã và có trách nhiệm tổ chức truy bắt cho đến khi bắt được đối tượng. Do đó vai trị của Giám thị trại giam là: Ra quyết định truy nã; tổ chức truy bắt; khi bắt được đối tượng thì ra quyết định đình nã. Thực tế trong cơng tác truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam hiện nay, Giám thị là người chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động trong công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.
+ Lực lượng quản giáo: là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý giáo dục phạm nhân ở mỗi đội phạm nhân có khoảng 25 phạm nhân. Cho nên quản giáo là người nắm vững sâu sắc về con người phạm nhân. Nhưng trong công tác truy nã phạm nhân trốn, quản giáo lại chỉ tham gia truy bắt phạm nhân lúc ban đầu vì quản giáo cịn phải quản lý số phạm nhân cịn lại, khơng thể giao đội, giao công việc cho người khác được. Đồng thời phải chịu một phần hoặc
tồn bộ kinh phí cho việc truy nã phạm nhân. Vì vậy, khi phạm nhân trốn, quản giáo phải phối hợp với lực lượng trinh sát để lập kế hoạch truy bắt và phải truy bắt cho đến cùng mới thơi.
+ Lực lượng trinh sát: là lực lượng có nhiệm vụ nắm tình hình phạm nhân, mọi diễn biến của phạm nhân… để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, giam giữ nghiêm ngặt không để cho phạm nhân thực hiện chống, phá, trốn trại. Hiện nay mỗi trại giam có một đội trinh sát dưới sự lãnh đạo của Giám thị hoặc một Phó giám thị phụ trách cơng tác quản chế và vũ trang. Đội gồm có từ 5-8 đồng chí và được phân chia ra phụ trách ở từng phân trại, mỗi phân trại thường có từ 1 đến 2 đồng chí. Điển hình như Trại giam Thanh lâm có 8 đồng chí, Trại giam số 5 có 8 đồng chí, Trại giam số 6 có 5 đồng chí. Đa số lực lượng cán bộ trinh sát đều được đào tạo qua đại học. Khi có phạm nhân trốn, lực lượng trinh sát nắm lại tồn bộ tình hình về vụ việc phạm nhân trốn khỏi trại giam, phối hợp với các lực lượng như: lực lượng quản giáo, lực lượng hồ sơ và lực lượng bảo vệ xác định nơi ẩn náu và hướng đi của đối tượng đồng thời lập kế hoạch cho công tác truy bắt và tổ chức tham gia truy bắt. Vì mỗi trinh sát phải trực tiếp phụ trách từ 300 - 500 phạm nhân trong trại nên không phải tất cả cán bộ trinh sát đều tham gia truy bắt mà chỉ một số, đây là điểm hạn chế đến kết quả công tác truy bắt. Do vậy trong trại giam cần phải có một cán bộ trinh sát chun theo dõi cơng tác truy nã, để tham mưu cho ban Giám thị các trại để có kế hoạch truy nã khi phạm nhân trốn khỏi nơi giam.
+ Lực lượng hồ sơ: là lực lượng trực tiếp quản lý hồ sơ của phạm nhân, do vậy khi có phạm nhân trốn lực lượng hồ sơ có nhiệm vụ cung cấp kịp thời những thơng tin về con người phạm nhân như: tên, tuổi, địa chỉ ,đặc điểm
nhận dạng, ảnh… để kịp thời ra quyết định truy nã phục vụ cho các lực lượng tham gia truy bắt được chính xác.
+ Lực lượng Cảnh sát bảo vệ: là lực lượng vũ trang bảo vệ trại giam có nhiệm vụ tuần tra, canh gác, dẫn giải… và truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Như vậy vai trò của lực lượng Cảnh sát bảo vệ trong truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam là rất lớn. Hiện nay lực lượng Cảnh sát bảo vệ được tổ chức theo mô hình Ban chỉ huy Đại đội Cảnh sát bảo vệ do một đồng chí đại đội trưởng hoặc Phó giám thị kiêm đại đội trưởng phụ trách. Thực tế ở 3 đơn vị traị giam với tổng số 912 cán bộ chiến sĩ cảnh sát bảo vệ thấy có 110 đồng chí có một trình độ đại học, cao đẳng, trung học, cịn lại là chiến sĩ nghĩa vụ. Số lượng cán bộ chiến sĩ cảnh sát bảo vệ có trình độ đại học cịn hạn chế, lại chủ yếu được đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học ở địa phương. Đây là một thực tế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.
Về độ tuổi của đội ngũ cảnh sát bảo vệ, qua khảo sát cho thấy phần lớn cán bộ chiến sĩ ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 62,6%. Đây là lực lượng trẻ năng động, nhiệt huyết trong công việc. Tuy nhiên đa phần chưa được đào tạo nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Đây cũng là điểm làm hạn chế đến công tác truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam .
Số cán bộ trên 30 đến 40 tuổi chiếm 21,1%, cịn lại là số trên 40 tuổi có chiếm 16,7%. Đây là số cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đã có sự tích lũy cho bản thân, nhưng đa phần số cán bộ có độ tuổi trên 45 có tư tưởng chán nản, ngại tham gia truy bắt phạm nhân trốn mà chủ yếu để cho lớp trẻ làm thay. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả của công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam.
Tóm lại: Việc tổ chức và phân cơng trách nhiệm trong công tác truy nã
nhiệm vụ chủ yếu. Các lực lượng khác như: quản giáo, hồ sơ và vũ trang chỉ phối hợp để giúp lực lượng trinh sát trong việc truy nã mà thôi. Việc tổ chức, triển khai, phân công lực lượng truy bắt phạm nhân trốn trại đã được xây dựng từ trên xuống dưới, được ban Giám thị phê duyệt và cũng được bổ sung hàng năm.