- Công tác truy bắt phạm nhân trốn khỏi nơi giam của lực lượng trinh sát
3.2.3. Tăng cường công tác xây dựng mạng lưới bí mật có chất lượng phục vụ công tác quản lý, giam giữ phạm nhân nhằm phát hiện, ngăn chặn
phục vụ công tác quản lý, giam giữ phạm nhân nhằm phát hiện, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn của phạm nhân trốn khỏi nơi giam
Tăng cường công tác xây dựng mạng lưới bí mật là một nhiệm vụ quan trọng của lực lượng CSTG nhằm nắm tình hình phạm nhân phục vụ cho cơng tác quản lý, giáo dục phạm nhân, đảm bảo quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ không để phạm nhân chống phá trốn trại. Thực tế đã cho thấy, những trại giam nào làm tốt công tác xây dựng mạng lưới bí mật và làm tốt cơng tác khai thác nắm tình hình của phạm nhân thì đơn vị trại giam đó ít có phạm nhân trốn. Cịn những trại giam nào làm không tốt công tác xây dựng mạng lưới bí mật thì ở những đơn vị đó tình hình phạm nhân vi phạm nội quy, tình hình phạm nhân trốn khỏi nơi giam vẫn còn xảy ra. Một số trại, lãnh đạo ít quan tâm hoặc hời hợt, lơ là nên chất lượng cơng tác xây dựng, sử dụng đặc tình, cơ sở bí mật cịn hạn chế. Một số đơn vị xây dựng chủ yếu chạy theo số lượng, mà không quan tâm đến chất lượng nên ảnh hưởng đến cơng tác nắm tình hình cho nên hàng năm số lượng phạm nhân trốn khỏi nơi giam vẫn xảy ra. Vì vậy để đảm bảo tốt cho cơng tác phịng ngừa phạm nhân trốn khỏi nơi giam, lực lượng trinh sát trại giam cần phải làm tốt những vấn đề sau:
Một là; nghiên cứu kỹ hồ sơ phạm nhân, vì trong hồ sơ phạm nhân đã phản ánh đầy đủ về nhân thân, sức khoẻ, các mối quan hệ, trình độ văn hố, sở trường nghể nghiệp ngồi xã hội và quá trình phạm tội, vì thế rất thuận lợi khi bố trí lao động phù hợp cho phạm nhân và như thế phạm nhân yên tâm cải tạo.
Hai là: làm tốt công tác phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho chúng ta quản lý phạm nhân tốt hơn, phạm nhân được chia làm 3 loại A,B và C, Loại A gồm: AĐB, A1, A2, A3. Loại B gồm: BĐB, B1, B2, B3. Loại C gồm: CĐB, C1, C2, C3.
Tại Điều 11 của Pháp lệnh thi hành án phạt tù sửa đổi bổ sung quy định như sau;
- Các phân trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân thành 2 khu giam; Quy định khu 1 và khu 2:
+ Khu 1: là nơi giam giữ người bị kết án tù trên 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm và được phân loại quản chế AĐB, BĐB, CĐB.
+ Khu 2: là nơi giam giữ những người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống và được phân loại quản chế A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3.
-Người đang chấp hành hình phạt tù là nữ, người chưa thành niên được giam giữ riêng.
Hàng quý lực lượng trinh sát ở các trại giam phải nâng, hạ loại để đảm bảo công tác quản chế được sát sao.
Ba là: Cho phạm nhân viết lý lịch bổ sung cá nhân sau khi họ được chuyển đến trại giam và được bổ sung hàng q, vì trong hồ sơ phạm nhân vẫn đang cịn thiếu những mối quan hệ của phạm nhân, nhất là những mối quan hệ trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho chúng ta tìm ra các đầu mối nhanh hơn khi phạm nhân trốn khỏi nơi giam. đồng thời cho phạm nhân học nội quy ,quy chế trại giam để họ biết và chấp hành nội quy tốt hơn. Đối với những phạm nhân chưa biết chữ thì chúng ta dạy chữ cho họ để họ học nội quy tốt hơn.
Bốn là; Làm tốt công tác đấu tranh khai thác phạm nhân. Khi vào trại giam, không phải tất cả phạm nhân đều thật thà khai báo hết tội lỗi của mình và đồng bọn mà chúng thường che giấu, vì thế thơng qua cơng tác đấu tranh khai thác, chúng ta tìm ra được những tội phạm cịn lẫn trốn ngồi xã hội, những đồng bọn của chúng đang sống ngồi vịng pháp luật để băt giữ phục vụ cho cơng tác phịng chống phạm nhân trốn khỏi nơi giam.
Năm là: vì các trại giam chủ yếu đóng trên khu vực rừng núi cho nên công tác truy nã rất khó khăn, vì vậy lực lượng trinh sát phải xây dựng mơ hình thu nhỏ của trại giam đó để khi có phạm nhân trốn thì triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời phải lập kế hoạch, phối hợp với các lực lượng khác triển khai truy bắt khi có phạm nhân trốn trại và thường xuyên tập dượt để khỏi bở ngỡ khi tiến hành truy nã. Đồng thời phải làm tốt mối quan hệ với nhân dân nơi trại đóng để họ giúp đỡ chúng ta khi phạm nhân trốn trại.
Tăng cường đẩy mạnh công tác xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật, đặc tình trại giam là việc làm cấp bách, là nhiệm hàng đầu mang tính quyết định đến chất lượng quản lý, giáo dục và cơng tác phịng chống tội phạm, đặc biệt là công tác truy nã. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá phân loại, bồi dưỡng phát huy khả năng của đặc tình, cơ sở bí mật để nắm chắc tư tưởng của từng phạm nhân để có biện pháp ngăn chặn kịp thời nếu chúng có biểu hiện trốn. Sàng lọc và thanh loại những cơ sở bí mật, đặc tình yếu kém, khơng phát huy hiệu quả. Từng bước hồn thiện lý luận về cơng tác đặc tình, cơ sở bí mật để cán bộ làm cơng tác này có nhận thức để vận dụng tốt hơn.
Việc sử dụng những phạm nhân đã hết án, tha tù trước thời hạn cộng tác với lực lượng trinh sát trại giam là rất cần thiết nhưng phải biết sàng lọc vì khơng phải phạm nhân nào khi đã mãn hạn tù đều tự nguyện cộng tác với cơ quan CSTG. Các trại giam phải chủ động rà soát lên danh sách lựa chọn, giáo dục, thuyết phục những phạm nhân được đặc xá tha tù để họ tự nguyện cộng tác với lực lượng trinh sát trại giam trong việc tổ chức truy bắt phạm nhân trốn trại. Đồng thời Tổng cục 8 phải nghiên cứu, xây dựng đề xuất Bộ công an ban hành quy định về công tác sử dụng những phạm nhân đã hết án, tha tù trước thời hạn là cơ sở bí mật, đặc tình trước đây phục vụ công tác truy nã phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Như vậy, khi có phạm nhân trốn khỏi nơi giam, lực lượng trinh sát trại giam sẽ có được mạng lưới cộng tác ngoài xã hội phục vụ cho công tác truy nã đạt hiệu quả.