Việc xác định công cụ, phương tiện của phạm nhân thực hiện hành vi phạm tội là yếu tố rất quan trọng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn làm cho những phạm nhân có ý đồ trốn khỏi nơi giam khơng có điều kiện thực hiện. Qua khảo sát cho thấy hầu hết số phạm nhân thường có sự chuẩn bị từ trước một cách rất kỹ lưỡng, tinh vi, xảo quyệt khó phát hiện để phục vụ cho mục đích vi phạm của bản thân và đồng bọn. Đa phần chúng trốn ngoài hiện trường lao động (19/33 tên) cho nên công cụ mà các đối tượng sử dụng chủ yếu là dùng các cơng cụ, phương tiện sẵn có như mang thêm áo quần hoặc giấu ngoài hiện trường lao động, khi có điều kiện là nhanh chóng thay rồi tẩu thốt, hoặc hái các loại là cây có chứa chất độc để ăn rồi kêu đau bụng sau đó xin đi vệ sinh rồi chạy trốn. Đối với những phạm nhân trốn trong trại giam thì tự chế các loại dây vải để vắt leo qua hàng rào khi có điều kiện. Cịn các cơng cụ khác đưa từ ngồi vào như thanh sắt, dao lam, bánh răng đầu bật lửa thông qua đường thăm gặp hay đi lao động ngoài hiện trường để cắt , bẻ khóa phá tường giam là rất hạn chế.
Tóm lại: Cơng cụ, phương tiện mà phạm nhân dùng đẻ thực hiện hành
vi trốn khỏi nơi giam là rất đơn sơ, có khi chúng ta khơng ngờ đến, nhưng khi cần thì chúng sử dụng bất cứ lúc nào. Vì vậy chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu, đề phịng và khơng được chủ quan trong bất kỳ công cụ phương tiện nào, trong bất kỳ tình huống nào.
2.2.3. Đặc điểm, phương thức, thủ đoạn phạm nhân sau khi trốnkhỏi nơi giam của phạm nhân khỏi nơi giam của phạm nhân
Phương thức, thủ đoạn trốn khỏi nơi giam của phạm nhân là những cách thức mà phạm nhân thực hiện hành vi phạm tội của mình. Như lợi dụng sơ hở của cán bộ quản lý buồng giam , sơ hở của cán bộ quản giáo, cán bộ vũ trang khi đi lao động, dẫn giải để trốn, chạy nóng hoặc là dùng vũ lực tấn công lại cán bộ, dùng lưỡi dao lam cưa cùm, khóa, phá xe chuyên dụng khi di lý để trốn. Qua nghiên cứu và phân tích 33 phạm nhân trốn khỏi nơi giam từ 2005 đến 6 tháng đầu năm 2010 thấy số phạm nhân trốn ngoài hiện trường lao động 19/33 phạm nhân chiếm 57,5%, .Trốn trong trại 13/33 phạm nhân chiếm tỷ lệ 40%. Trốn ở bệnh viện 1/33 chiếm 03,0% (xem bảng 2.4)
Sở dĩ như vậy là do điều kiện tổ chức lao động cho phạm nhân thường ở phạm vi diện tích rộng, nhiều trại cịn tổ chức cho phạm nhân trồng rừng, chăm sóc cây cao su, mía, trồng rau ở diện tích rộng, chăn ni trâu, bị, dê ở các đồng cỏ hoặc dọc theo các dòng suối, kênh, rạch nên phạm nhân có điều kiện thuận lợi để trốn (mặc dù số đối tượng được lao động ở diện rộng đã được sàng lọc kỹ lưỡng). Điển hình vụ phạm nhân Chiếu Phúc Dẫu, sinh năm 1986, Trú qn: Hồnh Mơ - Bình Lưu - Quảng Ninh, can tội trộm cắp tài sản, án phạt 12 tháng, 1 tiền sự. Lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo, trong lúc đi lao động trồng rau gần khu vực cơ quan, ngày 23/6/2007 Dẫu đã lẩn vào rừng chạy mất. Lực lượng trinh sát và các lực lượng quản giáo, vũ trang đã bao vây, chốt chặn nhưng do rừng rậm nên y đã trốn thốt. Qua nắm tình hình và kiên trì bắt bằng được đối tượng, nên đến ngày 29/6/2007 y đã bị bắt lại được. Qua khảo sát thấy: tầm quan sát của CSBV bị hạn chế, việc điểm danh, kiểm diện khó khăn, đặc biệt là những trại ở vùng rừng, núi. Lực lượng CSBV thường mệt mỏi, mất cảnh giác, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, hiểu
biết về đối tượng bị hạn chế, phản ứng chưa linh hoạt, nên phạm nhân lợi dụng sự sơ hở này bỏ trốn.
Mặt khác sự phối hợp giữa lực lượng quản giáo với lực lượng CSBV trong quản lý con người và lao động chưa đồng bộ. Do vậy, lực lượng quản giáo cần có sự khắc phục, coi trọng cả hai vấn đề: quản lý phạm nhân và tổ chức lao động sản xuất .
Tóm lại: Trong các trường hợp để phạm nhân trốn đều do sự chủ quan,
lơ là mất cảnh giác của cán bộ quản giáo và vũ trang, do quá chú trọng việc lao động sản xuất, do mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chưa tốt và do địa hình lao động quá rộng che mất tầm nhìn của cán bộ quản lý nên phạm nhân lợi dụng sơ hở này để trốn. Phần lớn các vụ này đều liên quan đến trách nhiệm của quản giáo hay là cán bộ vũ trang quản lý. Để tổ chức truy nã có hiệu quả cần xác định được thời gian, phương hướng phạm nhân có thể lẩn trốn, phương tiện, cơng cụ chúng có thể mang theo. Từ đó định ra các biện pháp tiến hành truy nã đạt kết quả. Đồng thời có các giải pháp giáo dục, quản lý cán bộ chiến sĩ và bố trí lực lượng quản lý giám sát cho phù hợp với từng loại đối tượng.
Tất cả những phạm nhân sau khi trốn thường tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu tung tích nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Thủ đoạn của chúng là những cách thức mà chúng dùng để đối phó với cơ quan truy bắt như: thay tên, đổi họ, thay đổi nơi cư trú, hình dáng bên ngồi, mối quan hệ… để sống ngồi vịng pháp luật. Vì vậy thủ đoạn sau khi lẩn trốn của phạm nhân rất đa dạng. Một phạm nhân có thể sử dụng nhiều cách thức để che đậy sự lẩn trốn, ngược lại có những cách thức, lại được nhiều phạm nhân khác sử dụng.