Vận động phạm nhân trốn khỏi nơi giam ra tự thú, đầu thú là hoạt động của lực lượng trinh sát trại giam được tiến hành bằng cách giáo dục thuyết phục, nhằm tác động đến phạm nhân đã trốn để họ nhận thấy được lỗi lầm của mình và tự giác đến những cơ quan có thẩm quyền để tự thú, đầu thú, góp phần thực hiện đúng nguyên tắc: “ Trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị
kết hợp giáo dục cải tạo”.
Về chính sách đối với người tự thú, đầu thú, tại Thông tư số 05/TTLN ngày 02/6/1999 quy định: “những người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng
chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện, bị giam giữ, bị phạt tù nhưng trốn khỏi nơi giam giữ, trốn tránh thi hành án hoặc đang bị giam giữ mà tự thú, đầu thú thì được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước”. Quy định cụ
thể đối với người đang chấp hành hình phạt tù như sau: “người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi trại giam mà ra tự thú, đầu thú và trong thời gian trốn khơng phạm tội mới, có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam. được quy định tại Điều 311, BLHS năm 1999. Nhưng vẫn phải chấp hành hình phạt cịn lại trong thời gian tiếp tục cải tạo ở trại, nếu chứng tỏ được quyết tâm cải tạo vẫn có thể được giảm thời gian chấp hành hình phạt theo Điều 58, BLHS năm 1999". Như vậy, phạm nhân sau khi trốn khỏi nơi giam nếu từ bỏ quyết tâm lẩn trốn ra trình diện khai báo trước cơ quan có thẩm quyền với động cơ đúng đắn sẽ được coi là người phạm tội ra tự thú, đầu thú và được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.
Thực tế các trại giam đã phối hợp với các tổ chức đồn thể, gia đình, phạm nhân động viên đối tượng ra tự thú, đầu thú. Từ năm 2005 đến tháng 6/2010 các trại giam đã vận động được 3/33 phạm nhân trốn khỏi nơi giam ra tự thú, đầu thú chiếm tỷ lệ 09,0% trong tổng số phạm nhân trốn khỏi nơi giam. Trong các hình thức vận động phạm nhân trốn khỏi nơi giam ra tự thú, đầu thú thì hình thức vận động thơng qua gia đình, người thân của đối tượng là có kết quả cao nhất. Việc vận động đối tượng ra tự thú, đầu thú chủ yếu phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của lực lượng trinh sát trại giam, làm sao để cho phạm nhân nhận thức được hành vi trốn của họ là sai trái và thấy được đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước là ln khoan hồng đối với những ai biết ăn năn hối cải. Do vậy, lực lượng trinh sát trại giam phải nắm được những tâm lý, hồn cảnh gia đình, người thân của phạm nhân để động viên, vận động con, em, chồng, vợ họ ra đầu thú.
Điển hình vụ phạm nhân Vũ Huy Tùng, sinh năm 1990, trú quán phường Thanh Lương- Hai Bà Trưng- Hà Nội, án phạt 54 tháng về tội cướp tài sản, chấp hành án tại trại giam Thanh Lâm, y đã có 2 tiền sự, ngày 16/04/2009 trong lúc lao động, Tùng đã bỏ trốn về nhà, sau đó cán bộ trại giam đã gọi điện về nhà, vận động gia đình kêu gọi phạm nhân đầu thú, giải thích rõ chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, cho nên sau 4 tiếng đồng hồ, gia đình đưa Tùng đến trại giam để đầu thú. Hay là vụ phạm nhân Đinh Văn Viết, sinh năm 1983, Trú quán ở Thanh Khương - Thuận thành - Bắc Ninh, can tội cướp tài sản, bắt ngày 09//01/2009, trong lúc lao động trồng rau ở hiện trường, lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo, y đã bỏ trốn ngày 04/05/2010, sau đó được sự động viên của gia đình và người thân, sự giải thích của cán bộ trinh sát trại giam về sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước nên y đã đầu thú ngày 15/05/2010.
Do phạm vi cơng tác của lực lượng trinh sát trại giam bó hẹp trong các trại giam, cho nên việc nắm đặc điểm tâm lý, hồn cảnh gia đình đối tượng
trốn rất khó khăn, hơn nữa địi hỏi cán bộ làm cơng tác này phải có năng lực và thời gian mới làm cho kẻ phạm tội tự nguyện ra trình diện, khai báo. Vì vậy, vấn đề kinh nghiệm và khả năng giáo dục thuyết phục của Ban giám thị, các cán bộ có uy tín đối với gia đình, thân nhân phạm nhân là việc làm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả vận động phạm nhân trốn trại ra tự thú, đầu thú và không phải khi nào cũng thành công. Đồng thời phải biết phối hợp, kết hợp với các cơ quan, chính quyền đồn thể, nơi cư trú của phạm nhân để tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát huy vai trị của quần chúng trong cơng tác đấu tranh chống tội phạm.