Thứ nhất, truyền thống lịch sử của con người, của dân tộc
Do đất nước luôn phải chống trọi với thiên nhiên, trải qua các cuộc chiến tranh giữ nước, giải phóng đất nước khỏi nạn xâm chiếm của ngoại bang, nên chủ nghĩa yêu nước đã hình thành từ rất sớm. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức độc lập, tinh thần tự tôn dân tộc đã từng được phát huy cao độ trong chống ngoại xâm, giành và giữ độc lập thống nhất quốc gia. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn" hoặc "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong xã hội
Việt Nam có từ hàng ngàn đời nay, đó là việc làm tri ân đối với những người có cơng đã mang lại nền độc lập tự do, cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho từng gia đình, cho mỗi con người.
Kế thừa truyền thống “nhân ái, thủy chung” của dân tộc, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu của mình cho các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do của tổ quốc. Đó là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách đối với người có cơng.
Yếu tố thứ hai, phát triển kinh tế - xã hội
Chính sách ưu đãi người có cơng có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, nhưng lại gắn liền với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đạt được nhiều kết quả to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước, xã hội ta có điều kiện quan tâm đến người có cơng cách mạng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chủ trương: "Thực
hiện tốt các chính sách ưu đãi người có cơng với nước, nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có cơng ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư" [14, tr.216]. Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách đối với người có cơng.