Kinh nghiệm của tỉnh Kom Tum

Một phần của tài liệu chính sách đối với người có công ở huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 33)

Kom Tum là tỉnh đất rộng, người thưa với dân số trung bình của tỉnh Kon Tum đến cuối năm 2008 là 404.470 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 53% (214.369 người); lao động trong độ tuổi là 238.050 người, hầu hết thuộc diện nghèo với đa số lao động chưa có việc làm. Trong 97 phường, xã, thị trấn trong tỉnh thì có đến 51 xã đặc biệt khó khăn.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Kom Tum đã có hàng vạn người ưu tú xung phong ra trận, chiến đấu và anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần xương máu trên chiến trường, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, song đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh không ngừng nỗ lực nỗ lực thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các gia đình chính sách và có một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, về giải quyết các chế độ chính sách ưu đãi, thực hiện trợ cấp

mới theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2009 đã điều chỉnh trợ cấp cho 649 đối tượng, trong đó cơng nhận mới 312 trường hợp; xác nhận và giải quyết trợ cấp một lần cho đối tượng là thân nhân người có cơng từ trần trước ngày 01/01/1995, người tham gia hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng… cho 428 trường hợp. Xét duyệt trợ cấp ưu đãi giáo dục đào tạo cho trên 2.200 đối tượng con đẻ của liệt sỹ, thương, bệnh binh và người có cơng. Từ nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh đã mua cấp phát gần 6.000 thẻ bảo hiểm y tế phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của các đối tượng người có cơng; trợ cấp kinh phí điều dưỡng tại nhà cho trên 1.500 đối tượng. Chế độ điều trị, điều dưỡng được qui định rõ ràng, cụ thể, nhờ vậy công tác quản lý và thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có cơng được tốt hơn. Về chính sách hỗ trợ người có cơng cải thiện nhà, tồn tỉnh có 1.020 người có cơng gặp khó khăn về nhà ở trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền trên địa bàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều chương trình cụ thể, đã huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ các gia đình chính sách ổn định cuộc sống, tồn tỉnh đã qun góp, vận động

được 1,2 tỷ đồng, xây mới được 42 nhà, sửa chữa được 34 nhà. Bên cạnh đó, phong trào thi đua làm nhiều việc tốt, giúp đỡ các gia đình chính sách được phát động rộng khắp ở mỗi ngành mỗi cấp, đến mỗi người dân, đã và đang làm hết sức mình để xoa dịu những nỗi đau, vơi đi sự mất mát, khó khăn của các gia đình thương binh, liệt sỹ.

Thứ hai, với chương trình ổn định đời sống thương binh, bệnh binh

nặng, toàn bộ anh chị em thuộc đối tượng này có hồn cảnh khó khăn đều được các cấp, các ngành, cơ quan đồn thể trong tỉnh nhận chăm sóc, đỡ đầu với mức trợ cấp 150.000 - 200.000 đồng/người/ tháng, góp phần khắc phục, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống. Phong trào phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhiều cơ quan, đơn vị hưởng ứng tích cực. Hiện tồn tỉnh có 62 mẹ được phong tặng, truy tặng, trong đó có 07 mẹ còn sống đều được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời với mức trợ cấp 250.000- 300.000 đồng/ tháng, bên cạnh việc phụng dưỡng bằng vật chất, các cơ quan đơn vị còn thường xuyên cử cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà vào các ngày lễ, tết hoặc cử cán bộ y tế chăm sóc tận nhà khi ốm đau.

Thứ ba, về công tác qui tập mộ liệt sĩ, dù là tỉnh có hệ thống giao thơng

rất khó khăn, ảnh hưởng đến cơng tác khảo sát, qui tập mộ liệt sỹ, song Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thành lập một ban chun trách cơng tác này do đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, hàng năm đều tổ chức các đồn tìm kiếm hài cốt quân nhân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào và Campuchia, trong năm 2009 đã qui tập được 69 mộ, trong đó có 55 mộ được đưa từ Lào và Campuchia. Tồn tỉnh có 33 nhà bia ghi tên liệt sỹ cấp xã và 9 nghĩa trang liệt sỹ với trên 6.000 mộ, trong năm 2009 toàn tỉnh đã trích 2,72 tỷ đồng để tổ chức sửa chữa các nghĩa trang. Nhờ có sự quan tâm và đồng lịng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, đến nay công tác đền ơn đáp nghĩa ở Kom Tum đã thực sự được xã hội hóa. Mặc dù tổng số xã phường thị trấn, có tới 64 xã nằm trong diện đặc biệt

khó khăn, song tồn tỉnh có 73 xã phường được cơng nhận là làm tốt công tác này. Đời sống vật chất tinh thần người có cơng từng bước được nâng lên, 97% số hộ gia đình chính sách có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân nơi cư trú, nhiều gia đình thốt nghèo, trở thành gia đình cách mạng kiểu mẫu.

Một phần của tài liệu chính sách đối với người có công ở huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w