6 Thân nhân liệt sĩ 1.12 1.101 1
2.2.1.4. Kết quả thực hiện chính sác hy tế
Cùng với quá trình đổi mới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, ngành y tế nước ta từ năm 1986 đến nay đã có những đổi mới cơ bản. Nội dung trọng tâm nhất của sự đổi mới đó là sự chuyển từ chế độ bao cấp hoàn toàn của ngân sách nhà nước sang chế độ tự trang trải chi phí khám chữa bệnh. Bằng cách này người dân đã bắt đầu tham gia đóng góp một phần kinh phí để mua sắm, nâng chất lượng thiết bị phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, mức chi phí y tế hiện nay còn quá cao so với thu nhập của một số tầng lớp dân cư, nhất là các đối tượng chính sách. Sức khỏe thể chất là yếu tố quan trọng hàng đầu cho cuộc sống lao động, công tác và học tập và hạnh phúc của mỗi người, những người có cơng đa số họ đã cơng hiến những năm tháng dồi dào nhất cho các chiến trường ác liệt, nơi khó khăn gian khổ, nhiều người bị tù đầy, bị tra tấn dã man nên hiện tại sức khỏe của đại bộ phận đã giảm sút, đại đa số thương binh sức khỏe chỉ ở mức trung bình và kém, thường xuyên đau ốm. Đối với cán bộ lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng thì tình trạng sức khỏe cũng tương tự, nhưng chủ yếu là do tuổi cao, hồn cảnh khơng thuận lợi, do mất chồng mất con, sống độc thân cô đơn nên số ngày ốm đau nặng nhiều và tần xuất cao hơn. Hầu hết những người có cơng cịn sống ở Hồ Vang, hoặc do thương tật, hoặc do già yếu, hoặc do hậu quả của tra tấn, tù đày... đều có tình trạng sức khoẻ yếu kém cần được chăm sóc, khám chữa bệnh thường xuyên. Trong khi đó, do đặc điểm lịch sử bản thân và gia đình, thì các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có cơng đều có thu nhập thấp, khơng đủ khả năng trang trải chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, khơng có nguồn kinh phí thường xun ổn định để đóng bảo hiểm y tế, để khắc phục tình trạng đó. Qua bảng 2.4, từ năm 2005 đến nay, huyện giải quyết 25.883 thẻ bảo hiểm y tế với số tiền là 8.330.805.000 đồng.
Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Hòa Vang, Báo cáo số liệu, năm: 2005 - 2010.
Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng có cơng, mà khơng thuộc diện hưởng trợ cấp, hay hưởng chế độ trợ cấp một lần cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế thơng qua nguồn kinh phí huy động từ các lực lượng xã hội, từ quĩ đền ơn đáp nghĩa, từ nguồn ngân sách địa phương đã được tiến hành trước năm 2005. Điều nay vừa thể hiện quan điểm chỉ đạo nhất quán của cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng trong việc thỏa mãn nhu cầu chính đáng của người có cơng, vừa cho thấy tính năng động sáng tạo, nhạy cảm chính trị của Hồ Vang. Đồng thời, khẳng định sự nỗ lực đáng trân trọng của địa phương trong điều kiện lúc đó nhà nước chưa điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách đãi ngộ những đối tượng này. Ngoài ra, các tổ chức cá nhân thường xuyên xuống các địa phương tổ chức khám chữa bệnh hằng năm vào dịp Kỷ niệm Ngày thương binh liệt sỹ 27 tháng 7 hàng năm cho trên 200 đối tượng người có cơng. Đến nay, tất cả các đối tượng có cơng đều được phát thẻ bảo hiểm y tế theo qui định hiện hành của nhà nước.
Bảng 2.5: Chi phí cho kiểm tra định kỳ, điều dưỡng người
STT Năm Tổng số thẻ cấp (thẻ) Tổng số tiền (đồng) 1 2005 4.341 1.396.716.750 2 2006 3.982 1.281.208.500 3 2007 4.410 1.418.971.500 4 2008 4.410 1.421.813.250 5 2009 4.412 1.419.561.000 6 2010 4.328 1.392.534.000 Cộng 25.883 8.330.805.000
có cơng, tham quan
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Năm
Điều trị, điều dưỡng hằng năm (tại gia)
Đi tham quan nghỉ mát hằng năm (tập trung)
Số người Tổng kinh phí Số người Tổng kinh phí
1 2006 196 137,900 560 448,000 2 2007 210 147,000 809 647,200 3 2008 240 168,000 891 892,000 4 2009 317 221,900 769 773,000 5 2010 195 136,500 865 860,000 Cộng 1.158 811,300 3.894 3.620,200
Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Hòa Vang, Báo cáo tổng hợp số liệu, năm: 2006 - 2010.
Cùng với trợ cấp của ngân sách nhà nước, việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, điều trị, điều dưỡng, chăm sóc nâng cao sức khoẻ người có cơng được quan tâm đã huy động được sự tham gia của các tổ chức kinh tế xã hội vào việc chăm sóc sức khoẻ người có cơng, góp phần cải thiện đời sống tinh thần những năm tháng cuối đời. Trong 5 năm đã chi trên 811,300 triệu đồng cho công tác điều trị điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với người có cơng.
Chế độ thăm khám bệnh và tổ chức nghỉ dưỡng, tham quan định kỳ cho các đối tượng người có cơng với cách mạng cũng được thực hiện thường xuyên. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, vào các ngày lễ lớn và theo kế hoạch hằng năm của huyện đã giải quyết cho 200 lượt đối tượng đi điều dưỡng tại Trung tâm phụng dưỡng người có cơng với số tiền 1 triệu đồng/ người, mỗi đợt 7 ngày và giải quyết tiền điều dưỡng tại gia cho 250 lượt, với số tiền 700.000 đồng/ người; trong 5 năm, huyện đã tổ chức cho 3.894 lượt đối tượng chính sách với số tiền 3.620,2 triệu đồng đi tham quan hàng năm. Chi tiết xem bảng 2.5.