6 Thân nhân liệt sĩ 1.12 1.101 1
2.2.1.7. Tổ chức thực hiện các chương trình tìm kiếm, quy tập xây dựng nghĩa trang liệt sỹ
dựng nghĩa trang liệt sỹ
Biểu đồ 2.2: Kết quả tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ
Đơn vị tính: người
Nguồn: Phịng Lao động thương binh xã hội huyện Hòa Vang, Báo cáo tổng hợp năm: 2005 - 2010.
Cơng tác tìm kiếm, cất bốc, qui tập mộ liệt sĩ và công tác xây dựng nghĩa trang luôn được địa phương quan tâm đúng mức. Trong vòng từ năm 2005 đến cuối năm 2010, đã qui tập được 339 mộ liệt sỹ là con em Hòa Vang, cũng như con em cả nước chiến đấu hy sinh trên mảnh đất Hòa Vang. Căn cứ biểu đồ 2.2. kết quả tăng, giảm qua các năm khơng đáng kể, điều này chứng tỏ việc việc tìm kiến mộ liệt sĩ triển khai khá tốt trong những năm qua. Hiện nay, tồn huyện có 11 nghĩa trang, 1 tượng đài kỷ niệm. Có 5.825 mộ liệt sỹ, trong đó mộ ở nghĩa trang là 4.932 mộ, có tên là 3.123 mộ, khơng có tên là
1.809 mộ, ngồi ra cịn trên 893 mộ liệt sỹ đã được gia đình tự nguyện nhận bảo quản ở nghĩa trang gia tộc.
Hàng năm, huyện thường xun duy trì kinh phí để duy tu, sửa chữa. Tính từ năm 2005 đến năm 2010, bằng nhiều nguồn kinh phí huyện đã huy động 14 tỷ đồng để sửa chữa và xây dựng mới các nghĩa trang liệt sỹ. Chi tiết xem biểu đồ 2.3. cho thấy riêng năm 2010, từ nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và các nguồn đóng góp khác, huyện đã xây dựng và khánh thành công viên nghĩa trang liệt sỹ xã Hịa Phong với kinh phí 12 tỷ đồng, đây là sự quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.3: Kinh phí xây dựng, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Hòa Vang, Báo cáo tổng hợp số liệu, năm: 2005 - 2010.
Cùng với việc thực hiện các chế độ ưu đãi của nhà nước, các chương trình chăm sóc thương bệnh, binh được quan tâm thích đáng và từng bước được xã hội hố với nhiều phong trào sâu rộng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc như chăm sóc nghĩa trang, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, “Đi tìm địa
chỉ đỏ”. Chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bố mẹ liệt sỹ, già yếu neo đơn,
nhận đỡ đầu con thương binh, bệnh binh, đã có những tác động sâu sắc đến tâm tư tình cảm người có cơng, góp phần cùng với nhà nước chăm sóc người
có cơng thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Huy động sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngồi nước để cùng nhà nước chăm sóc người có cơng, đã thành lập và vận động ủng hộ xây dựng
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở các cấp huy động nguồn để tu bổ, xây dựng các
cơng trình đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với gia đình có cơng, thăm hỏi, hỗ trợ người có cơng, hoặc thân nhân của họ khi khó khăn, ốm đau, hỗ trợ các địa phương có nhiều đối tượng chính sách.... Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2005 đến 2010) cả huyện đã vận động được trên 10 tỷ đồng để góp phần tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực thực hiện chính sách đối với người có cơng. Đồng thời với việc vận động xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp
nghĩa", việc vận động tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được các ngành, địa
phương hưởng ứng và thu được nhiều kết quả, đến nay còn 26 Bà mẹ Việt Nam anh hùng toàn huyện với mức thấp nhất mỗi sổ trị giá 500.000 ngàn đồng.
Đạt được những thành tựu đó là do những nguyên nhân cơ bản sau: Nhiều năm qua, với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống ước nhớ
nguồn”, các đối tượng người có cơng đã nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của
Nhà nước và cộng đồng xã hội. Đó là sự giúp đỡ về điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, về lao động việc làm, về nhà ở, đất ở, về y tế, giáo dục... Những hoạt động xây nhà tình nghĩa, tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được quan tâm và có hiệu quả và ý nghĩa rất lớn, góp phần cải thiện, thực hiện chính sách đối với người có cơng cách mạng trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện khá hiệu quả. Nhìn chung, việc thực hiện chính sách đối với người có cơng trên địa bàn huyện Hịa Vang đã huy động được cả cộng đồng tham gia. Công tác đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn Hòa Vang đã thực sự đi vào đời sống nhân dân địa phương, đã tìm được tiếng nói chung và đem lại những hiệu quả thiết thực.
Phát huy được sức mạnh tổng hợp dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp.... Việc huy động các tổ chức, nhân đóng góp xây dựng, sửa chữa nhà cho các đối tượng chính sách được các tổ chức cá nhân hưởng ứng tích cực. Trong 10 năm trở lại đây, kinh phí sửa chữa xây dựng nhà là 13 tỷ đồng thì, tỷ lệ 55% chiếm của nhà nước, của dòng họ và cá nhân khoảng 10%, của cộng đồng chiếm khoảng 35%.
Ở một số xã của huyện đã thành lập Ban liên lạc con liệt sỹ nhằm chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đây là mơ hình hoạt động khá hiệu quả nhằm giúp đỡ nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Kết quả, đến nay khơng cịn hộ gia đình chính sách thuộc diện nghèo, đời sống trên 60% các gia đình có cơng ở mức sống từ trung bình khá trở lên so với dân cư trên địa bàn. Nguyên nhân của những thành cơng đó là:
Thứ nhất, chủ trương Đảng, chính sách của Nhà nước hợp lý hợp tình. Đó là kết quả của chủ trương, chính sách vĩ mơ hợp tình, hợp lý và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong cơng tác trợ cấp xã hội đối với người có cơng, nên đã phát huy được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn’’, “Ăn quả nhớ
người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, vận động được đông đảo quần chúng
nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia.
Thứ hai, tổ chức triển khai thực hiện sâu sát và sáng tạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội huyện Hịa Vang. Đó là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên
của các cáp ủy đảng, chính quyền và nỗ lực của tổ chức mặt trận và các đồn thể huyện Hịa Vang đối với cơng tác thực hiện chính sách với người có cơng. Phong trào đã đi sâu vào quần chúng nhân dân và thu được kết quả khả quan như: phong trào chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, người có cơng cách mạng; xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, phụng dưỡng Bà mẹ việt Nam Anh hùng...
Thứ ba, hành động thiết thực của các tổ chức chính trị - xã hội, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân họ tộc trên địa bàn. Đó là kết quả
của sự quan tâm giúp bằng những hành động thiết thực thơng qua nhiều hình thức phong phú của các tổ chức chính trị xã hội, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân, họ tộc trên địa bàn. Họ đã tình nguyện trích một phần tiền của, đóng góp một phần cơng sức, tham gia tích cực vào cơng tác trợ cấp giúp người có cơng với nước và thân nhân họ, bù đắp cho họ một phần mất mát, giúp họ vươn lên trong cuộc sống hiện nay.
Thứ tư, sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác thương binh liệt sỹ từ cấp huyện đến cấp xã ở huyện Hịa Vang. Đó là kết quả cơng tác của đội ngũ làm
công tác thương binh liệt sỹ từ cấp huyện đến cấp xã. Họ đã tích cực, nhiệt tình chủ động sáng tạo trong cơng việc với lòng tận tâm, sự chu đáo, sâu sát với những người có cơng và thân nhân của họ để hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
Những nguyên nhân trên tuy chưa phải là tất cả các nguyên nhân nhưng đó là 4 nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến những thành công trong việc thực hiện chính sách đối với người có cơng trên địa bàn Hòa Vang trong thời gian qua.