3. Huy động cộng đồng 2.200
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Truyền thống đền ơn đáp nghĩa luôn được con người và xã hội ta đề cao, coi trọng. Thực hiện chính sách đối với người có cơng là một trong những nội dung cơ bản của Đảng, Nhà nước, nhằm thể hiện sự ghi nhận công lao, sự hy sinh cống hiến của người có cơng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước; thể hiện sự tri ân, đáp nghĩa của cộng đồng xã hội đối với họ. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có cơng với cách mạng ln ln gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi ưu đãi xã hội, bảo đảm cho gia đình chính sách có cuộc sống “ổn
định về vật chất, vui vẻ về tinh thần” là trách nhiệm đối với lịch sử, phát huy
đạo lý, truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam, là động lực phát triển xã hội. Đồng thời, đây không những là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là bản chất của xã hội ta, là mục tiêu của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những thắng lợi to lớn của nhân dân ta ngày nay, có sự đóng góp một phần khơng nhỏ của các anh hùng liệt sĩ, những người có cơng cách mạng. Đây là những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, sức lực, một phần thân thể và cả tính mạng của họ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước, cho thế hệ hôm nay và mai sau được hưởng trọn niềm vui hịa bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hồn thành sự nghiệp cách mạng mà các
liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta [25, tr.3].
Trong cuộc sống đời thường hiện nay, Đảng và Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội phải có trách nhiệm tạo những điều kiện nhằm triển khai thực hiện tốt các chính sách đối với người có cơng qua đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ. Đây không không chỉ đơn thuần là vấn đề mang ý nghĩa kinh tế mà cịn là vấn đề chính trị sâu sắc ảnh hướng to lớn đến an ninh, chính trị của đất nước, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước đối với thế hệ hơm nay và mai sau, phát huy lịng tự hào dân tộc, tinh thần tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa yêu nước chân chính. Đồng thời, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp xố đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách tụt hậu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Qúa trình thực hiện chính sách sách đối với người có cơng phải trên cả hai phương diện đó là chính sách về kinh tế và chính sách về xã hội, trong đó chính sách về xã hội là cơ bản. Phải kết hợp đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế với với công bằng xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần đối với người có cơng.
Hồ Vang là một huyện có truyền thống cách mạng, đối tượng người có cơng khá đơng, là huyện nơng nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nẵng, điều kiện kinh tế phát triển chưa cao. Vì vậy, muốn thực hiện tố hơn chính sách đối với người có cơng, Đảng bộ và chính quyền huyện Hồ Vang cần phải tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện nâng cao mức sống nhân dân nói chung, trong đó có người có cơng. Đi đơi với việc thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước, huyện cần nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ để người có cơng có cơ hội tham gia sản xuất, có thu nhập, ổn định cuộc sống trong thời gian trước mắt và trong thời gian tới, đó là giải pháp lâu dài, bền vững đảm bảo cho người có cuộc sống ổn định cho người có cơng.
Một số kiến nghị về tục xây dựng, hồn thiện chính sách, chế độ đối với người có cơng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Thực hiện chính sách đối với người có cơng là nhiệm vụ chính trị, là mục tiêu chính trị của nhà nước cầm quyền; phản ánh bản chất giai cấp của giai cấp thống trị và chính sách ưu đãi người có cơng do Nhà nước thực hiện là chính. Vì vậy, muốn thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng, trước hết, phải hồn thiện hệ thống chính sách, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế của đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường, hàng loạt các chính sách kinh tế và chính sách xã hội, trong đó có chính sách đối với người có cơng phải thay đổi cho phù hợp.
Vấn đề quan trọng nhất là phải kết hợp hài hồ chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong chính sách ưu đãi người có cơng. Chính sách người có cơng vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị - xã hội vì vậy phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách với người có cơng, mục tiêu cuối cùng là đáp ứng nhu cầu đối với người có cơng. Chính sách đối với người có cơng phải chú trọng đến giải quyết các vấn đề về đời sống vật chất, tinh thần về việc làm, về phục hồi các chức năng sinh hoạt, lao động, chăm sóc sức khoẻ...Đặc điểm có tính quy luật của mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách đối với người có cơng là sự thống nhất biện chứng, sự phụ thuộc và tương tác lẫn nhau giữa hai loại chính sách này và chúng có mối quan hệ tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống kinh tế người có cơng. Việc nâng cao đời sống của dân cư nói chung và đối tượng có cơng nói riêng và sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, phát triển kinh tế là cơ sở, là điều kiện vật chất để thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng.
Vấn đề quan trọng thứ hai là cần phải tiếp tục hồn chỉnh chính sách đối với người có cơng làm cơ sở thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người có
cơng. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta rất rộng về không gian và thời gian, sự
tham gia cống hiến của đối tượng ở những mức độ rất khác nhau và để xác minh được đối tượng cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, với quan điểm ai có cơng đều được ghi cơng và có chính sách hợp lý theo tình hình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần phải tiếp tục hồn chỉnh chính sách đối với người có cơng làm cơ sở thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người có cơng.
Cần phải có hệ thống chính sách có cơng hồn chỉnh, thống nhất, có kế thừa, đảm bảo tính khả thi. Chính sách đối với người có cơng được Đảng và Nhà nước ta thực hiện đã trải qua hơn 60 năm, trong quãng thời gian dài ấy do điều kiện phát triển của đất nước, nhiều chính sách được thực hiện dưới những văn bản dưới luật như: Công văn, Thông tư của các Bộ, ngành; Nghị định của Chính phủ... Chỉ đến năm 1994, lần đầu tiên mới có Pháp lệnh Ưu
đãi người có cơng tương đối hoàn chỉnh, song việc hướng dẫn thực hiện có
nhiều điểm chưa thống nhất, tạo nên những bất hợp lý trong quá trình thực hiện. Cùng với việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có cơng, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, tổ chức rà sốt lại tồn bộ hệ thống văn bản về chế độ chính sách đối với người có cơng tuy đã cũ nhưng cịn hiệu lực thi hành đưa vào hướng dẫn trong một văn bản thống nhất. Thực tế, đối với chính sách người có cơng trong những năm qua, nhiều văn bản ban hành, ra đời sau là sự tiếp nối, không phủ định văn bản trước, làm cho việc tổ chức thực hiện khó khăn, trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác này ở cơ sở, huyện thị, thường xuyên thay đổi, không ổn định nên không nắm vững chính sách nên thực hiện khơng đầy đủ. Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng được ban hành năm 2005 đã góp phần giải quyết một cách tích cực các chính sách, chế độ đối với người có cơng. Riêng chế độ trợ cấp ưu đãi, qua 5 năm đã có 4 lần điều chỉnh theo lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có cơng trên cơ sở mức tiêu dùng bình qn của tồn xã hội, góp phần ổn định đời sống cho các đối tượng chính
sách trong điều kiện hiện nay.
Ngồi trợ cấp ưu đãi hàng tháng, người có cơng cịn được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện nhà ở, ưu đãi đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm, phúc lợi xã hội... bảo đảm công bằng và tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tuy nhiên, trong q trình triển khai thực hiện chính sách đối với người có cơng, vẫn cịn một số hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: hành lang pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này còn nhiều bất cập; mức trợ cấp cho đối tượng là người có cơng trong nhiều trường hợp cịn thấp so với thu nhập, chi tiêu bình quân chung của toàn xã hội; ưu đãi trợ cấp thường xuyên được chú trọng, song những ưu đãi ngồi trợ cấp cịn bị xem nhẹ; việc thực thi các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này chưa đồng bộ....Đơn cử, Quyết định 09/2008/QĐ Bộ Y tế quy định 17 loại bệnh tật, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam, điơxin q trình thực hiện cịn nhiều vướng mắc, không phù hợp với thực tế, trong khi nhiều nội dung có tính cấp thiết chưa được ban hành. Một số quy định về thủ tục, hồ sơ đối với người có cơng, người hoạt động kháng chiến hiện nay quá khắt khe. Thực tế có những trường hợp khơng có, hoặc khơng còn giấy tờ gốc theo quy định tại Thông tư 25/2007/TT-BLĐTB XH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nên không được giải quyết đã gây bức xúc trong nhân dân, đồng thời là nguyên nhân kéo dài thời gian, gây tồn đọng nhiều hồ sơ đến nay vẫn chưa giải quyết được. Quy định về thủ tục giám định trong một số trường hợp bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hố học nhưng lại khơng quy định việc xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, do đó khơng có căn cứ để xác định mức trợ cấp. Cũng tại thông tư trên, quy định chế độ ưu đãi với người vừa là thương binh, bệnh binh vừa mất sức lao động nhưng lại chỉ được hưởng một chế độ khiến cử tri ở một số địa phương phản ứng gay gắt, nhưng đến nay vẫn chưa được điều chỉnh.
hiện nay không thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng, ngồi chế độ trợ cấp một lần là 1,5 triệu đồng, họ không được hưởng chế độ nào khác. Trên thực tế, đa số các đối tượng thanh niên xung phong có hồn cảnh rất khó khăn. Đây cũng là điều bất hợp lý, cần được nghiên cứu, sửa đổi quy định cho phù hợpnày, nhất là trong trường hợp khơng có. Đối với Người có cơng với cách mạng được trợ cấp hàng tháng với mức 453.000 đồng/tháng hiện quá thấp so với mức lương tối thiểu và dưới mức chuẩn nghèo mà Chính phủ mới thơng qua. Nếu khơng có thu nhập nào khác thì hết sức khó khăn, nhất là trong tình hình giá cả leo thang và biến động như hiện nay (riêng thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm cho các đối tượng này 100.000 đồng/ tháng).
Vấn đề quan trọng thứ ba, là cần xây dựng Qui chế biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, thương binh, gia đình liệt sĩ và người có cơng có nhiều cố gắng trong học tập, cơng tác, phát triển kinh tế và tham gia hoạt động xã hội, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống cách mạng là những tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Trong công tác thi đua khen thưởng, cũng cần xây dựng Qui chế biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thương binh, gia đình liệt sĩ và người có cơng có nhiều cố gắng trong học tập, công tác, phát triển kinh tế và tham gia hoạt động xã hội, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống cách mạng là những tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Nhân rộng điển hình tiên tiến của phong trào, phát huy dân chủ, cơng khai mọi chính sách về lĩnh vực người có cơng.
Vấn đề quan trọng thứ tư, là cần hoàn chỉnh hệ thống trợ cấp đối với người có cơng theo quan điểm phải cải thiện, nâng cao đời sống người có cơng. Muốn thực hiện hiệu quả chính sách với người có cơng một cách lâu
dài, nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống trợ cấp đối với người có cơng theo quan điểm phải cải thiện, nâng cao đời sống người có cơng. Trước hết, là cơ sở để tính trợ cấp, người có cơng là đối tượng năng lực lao động, khả năng lao động tăng thu nhập hiện nay và những năm đến là rất thấp, nguồn sống chủ yếu là khoản trợ cấp, trong khi đó, cơ sở trợ cấp, tính trên mức nhu cầu tối thiểu là khơng có điều kiện để nâng cao đời sống và do đó khơng thể thực hiện được mục tiêu đảm bảo người có cơng có mức sống trung bình, hoặc cao hơn mức sống của dân cư trên địa bàn trong những năm tới. Từng bước, thực hiện tiền tệ hố các chính sách ưu đãi vào chế độ trợ cấp, tạo điều kiện để người có cơng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn trợ cấp ưu đãi chi cho trang cấp, cải thiện đời sống, tiếp cận hoặc sử dụng các dịch vụ, kỹ thuật tiên tiến. Trong điều kiện ngày nay, tình hình kinh tế xã hội có sự biến đổi nhanh, nhiều chính sách ban hành đã lâu, khơng cịn phù hợp nhất là khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, thực hiện cơ chế tiền tệ hoá tiền lương, trợ cấp...Để thực hiện tốt chính sách góp phần nâng cao đời sống người có cơng, u cầu hồn thiện hệ thống chính sách đối với người có cơng là việc làm khẩn trương và cần thiết. Ngồi ra, Nhà nước phải có chính sách, cơ chế tiếp nhận, sử dụng những thương binh, bệnh binh cịn khả năng, có khả năng lao động vào các cơ sở sản xuất bố trí một cách hợp lý, tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy được những phẩm chất, truyền thống cách mạng, tiếp tục cống hiến, lao động đóng góp cho xã hội, có việc làm phù hợp, có thu nhập, cải thiện đời sống.