Sự phát triển chính sách đối với người có cơng của Đảng và Nhà nước phù hợp với sự biến đổi thực tế

Một phần của tài liệu chính sách đối với người có công ở huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 43 - 50)

Nhà nước phù hợp với sự biến đổi thực tế

Cách mạng Tháng Tám là điểm mốc đánh dấu sự ra đời nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Á - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sau năm 1945, chính sách đối với người có cơng thực sự được Đảng và Nhà nước quan tâm và trở thành quốc sách.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là Đảng của dân tộc Việt Nam, tiếp tục truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa một cách sâu rộng hơn. Trong đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng cơng tác thương binh, liệt sĩ. Việc chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, người có cơng thể hiện qua nhiều hoạt động thiết thực cụ thể cũng như trong các Văn kiện của Đảng về công tác

thương binh, liệt sĩ. Là Đảng của dân và Nhà nước vì dân nên rất quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là coi trọng việc đảm bảo nhu cầu cho các chiến sĩ bị thương, gia định có người hy sinh ngồi mặt trận. Ngay từ ngày đầu của một nhà nước phôi thai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 48/SL ngày 10/4/1946 về xây dựng quĩ “Đảm vụ quốc phòng”, Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/2/1947 về việc đặt chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Cũng trong năm 1947 cịn có hai sự kiện đáng nhớ là nhà nước có quyết định thành lập Bộ thương binh và Cựu binh để chăm lo đối với người có cơng. Theo ý kiến của Bác Hồ, ngày 27/7/1947 được Nhà nước ta chọn làm ngày thương binh toàn quốc (sau này được gọi là ngày Thương binh, Liệt sĩ).

Ngày 30/01/1950 Trung ương Đảng đã có điện về việc tổ chức tết cho thương binh, bộ đội gửi các liên Khu ủy, trong đó u cầu qn, dân, chính phối hợp tổ chức tết cho thương binh và bộ đội, tùy điều kiện, sẵn gì biếu nấy. Tổ chức các đồn đại biểu đến trực tiếp thăm thương binh, bộ đội, gia đình bộ đội và thương binh, tử sĩ và đưa quà tết đến tay thương binh, bộ đội. Trong thư gửi Ban Tổ chức Trung ương nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:

Nhưng tơi mong rằng các đồn thể văn hóa, cơng nhân, nơng dân, phụ nữ, nhi đồng, và các bộ đội hoặc đến an ủi thương binh và gia đình tử sĩ, hoặc viết thư thăm hỏi, ai sẵn quà gì thì biếu quà ấy để tỏ lòng thương mến [8, tr.35].

Cũng trong những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt, đã hình thành nhiều phong trào quần chúng sâu rộng như: Hội mùa đông binh sĩ; Hội cứu binh lính bị nạn.

Do cuộc kháng chiến của ta ngày càng phát triển. Số lượng thương binh ngày càng tăng, do đó cần phải đẩy mạnh hơn việc vận động nhân dân đón thương binh về xã theo Thơng tri của Ban Bí thư ngày 24 tháng 4 năm 1953.

Chính nhờ những chủ trương chính sách nhất qn đó, một mặt tạo điều kiện chăm sóc tốt người có cơng, mặt khác động viên được sức người, sức

của, cũng như khuyến khích tinh thần xả thân vì nghĩa lớn của các chiến sĩ, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp mau đến ngày thắng lợi.

Khi hịa bình lập lại, ngày 14 tháng 12 năm 1954, Ban Bí thư ra Chỉ thị về việc tu sửa, thăm viếng mộ liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến và chỉ đạo các cấp ủy đảng, mặt trận và các đoàn thể quần chúng, cùng với các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương vận động nhân dân tu sửa, thăm viếng mộ phần các liệt sĩ.

Ngày 13 tháng 01 năm 1956, Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 03/CT-TW về việc qui tập, xây dựng mộ liệt sĩ bằng gạch theo đơn vị hành chính, qui tập mộ liệt sĩ làm theo đơn vị xã; xây dựng các nghĩa trang ở các thành phố, theo chiến dịch, các trận đánh lớn; xây dựng các đài liệt sĩ nơi có chiến dịch, hoặc các trận đánh lớn, lập Ban chăm sóc mộ liệt sĩ giúp chính quyền địa phương xã, phường. Trong thư gửi thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ nhân ngày Thương binh và gia đình liệt sĩ nhân ngày 27 tháng 7 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngồi sự chăm sóc của Chính phủ, đồng bào ra sức giúp đỡ, anh em hăng hái công tác. Như thế là mọi người đều làm tròn bổn phận của mình”[8, tr.51].

Sau đó, Ban Bí thư tiếp tục có Thơng tri số 02-TT/TW, ngày 10 tháng 01 năm 1957, Chỉ thị số 165-CT/TW, ngày 7 tháng 10 năm 1959 về chính sách đối với thương binh, bệnh binh. Riêng đối với một số anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, thực sự thiếu lao động, cần phải chiếu cố, giúp đỡ, nhằm đạt yêu cầu là với sự cố gắng bản thân của anh em thương binh, bệnh binh và gia định liệt sỹ, vơi sự giúp đỡ của hợp tác xã và số tiền phụ cấp của chính phủ (đối với thương binh), mức thu nhập của anh em thương binh, bệnh binh và gia định liệt sĩ không bị sút kém so với những hộ xã viên lao động trung bình có nhân khẩu tương đương.

Chính phủ đã ra Nghị định số 980/NĐ-TTg ngày 27/7/1956 ban hành chế độ ưu đãi thương, bệnh binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật trong chiến tranh và gia đình liệt sĩ. Đây là Nghị định có tầm bao

qt, tính hệ thống cao hơn hẳn so với trước. Hệ thống chính sách ưu đãi này đã tạo những nhân tố tích cực góp phần quan trọng trong việc củng cố hậu phương miền Bắc vững mạnh, thúc đẩy cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc ở miền Nam.

Ngày 12 tháng 7 năm 1972, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 199-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội. u cầu của chính sách là vừa chăm sóc chu đáo về tinh thần, vừa giúp đỡ vật chất cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội. Khi đưa anh chị em về địa phương, phải giải quyết nhanh, gọn, chu đáo các quyền lợi vật chất và tinh thần theo đúng chính sách, sắp xếp được việc làm thích hợp, tạo điều kiện cho anh chị em sớm ổn định cuộc sống và tham gia công tác địa phương.

Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc, tình hình kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, song Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng triển khai các chính sách ưu đãi đối với người có cơng. Ngày 8/7/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 223/CTTW về công tác thương binh và xã hội sau chiến tranh. Ngày 17/6/1976, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định số 08/CP về chế độ chính sách đối với thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Nội dung chỉ thị Số 223-CT/TW yêu cầu chuyển nhanh các tin tức quân nhân tại ngũ cho gia đình, kịp thời giúp đỡ những gia đình qn nhân gặp khó khăn trong đời sống, xác định thời gian nhất định xác nhận kịp thời báo tử, an ủi gia đình có người đã khuất, giải quyết chu đáo quyền lợi của các gia đình thương binh liệt sỹ theo chính sách qui định, chăm sóc giáo dục tốt con liệt sỹ, nhất là con liệt sỹ không nơi nương tựa; tiến hành và hoàn thành việc xếp hạng thương tật, xác nhận thương, binh bệnh binh, làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách; đào tạo nghề, cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần thương bệnh binh ở các trại điều dưỡng.

Sau năm 1975, Đảng, Nhà nước rất quan tâm và ưu đãi đơi tượng người có cơng. Tuy nhiên, do chiến tranh, mặt khác do vận dụng thực hiện cơ chế kế

hoạch hoá tập trung, quan liêu - dựa vào tính tập trung bao cấp của Nhà nước một cách cứng nhắc, nên khi giá cả thị trường thay đổi (tăng lên) thì giá trị thực tế của đồng tiền trợ cấp nhà nước giành cho đối tượng chính sách nhà nước cũng giảm mạnh. Sự điều chỉnh chính sách chậm trễ, khơng bắt kịp với diễn biến của tình hình, cuộc sống của người có cơng gặp rất nhiều khó khăn (nhất là ở thập niên 80 của thế kỷ XX). Ở nông thôn, điều dễ nhận thấy, nhất là khi chuyển sang cơ chế khốn hộ, nhiều nơi người có cơng khơng được ai điều hịa lương thực. Một số địa phương cịn có sự nhầm lẫn trong nhận thức giữa chủ trương chống bao cấp với việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng. Nhiều gia đình thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ đã khó khăn lại càng khó khăn.

Nhận thức vấn đề này, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị Số 68-CT/TW, ngày 15 tháng 7 năm 1985 về việc tăng cường chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng. Yêu cầu các cấp các ngành kiểm điểm về cơng tác quản lý, chăm sóc động viên chế độ chính sách đối với người có cơng và gia đình có cơng, phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, đồng thời nhắc nhở phê bình hoặc xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm nghiêm trọng chế độ, chính sách đối với người và gia đình có cơng cách mạng. Cần chăm sóc chu đáo, thiết thực đời sống tinh thần, vật chất đối với người và gia đình có cơng, đặc biệt quan tâm đến những gia đình có nhiều cống hiến, có nhiều khó khăn, cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có nhiều liệt sỹ, thương binh, bệnh binh nặng, cán bộ hưu trí già yếu neo đơn, con liệt sỹ khơng có người chăm sóc.

Ngày 18 tháng 9 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 236-HĐBT về việc bổ sung một số chế độ, chính sách về thương binh xã hội, đặc biệt về chế độ thương tật, thương binh được xếp theo 4 hạng: hạng 1 mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật, mất hoàn toàn khả năng lao động, cần người phục vụ; hạng 2 mất từ 61% đến 80% sức lao động do

thương tật, mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được; hạng 3 mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật, mất khả năng lao động ở mức trung bình; hạng 4 mất từ 20% đến 40% sức lao động do thương tật, giảm nhẹ khả năng lao động.

Bệnh binh được xếp 3 loại: hạng 1 mất từ 81% đến 100% sức lao động; hạng 2 mất từ 61% đến 80% sức lao động; hạng 3 mất từ 41% đến 60% sức lao động. Ngồi ra Nghị định cịn đề cặp đến đối tượng những người có cơng giúp đỡ cách mạng…

Từ sau Đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế quan liêu bao cấp trì trệ, kém hiệu quả sang nền kinh tế thị trường và hội nhập; tiến hành cải cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, vấn đề chính sách đối với người có cơng được tính đến đầy đủ hơn trong phương án phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, chính sách ưu đãi đối với người có cơng được nhìn nhận và giải quyết một cách có hệ thống và đồng bộ.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về người có cơng, bảo đảm cho những người có cơng với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng tạo điều kiện cho con em những người có cơng với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh; mở rộng phong trào đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ [17, tr.682].

Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 chỉ rõ: “Phát triển các hoạt động tình nghĩa trong xã hội, chăm sóc tốt hơn người có cơng với nước, gia đình liệt sĩ, thương binh” [17, tr.731].

Về đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến 2010, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ:

Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có cơng với nước, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh và cha mẹ vợ con liệt sĩ, người được hưởng chính sách xã hội [13, tr.106].

Trong phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ:

... Chăm lo tốt hơn đối với gia đình chính sách và những người có cơng với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên… [13, tr.301].

Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 1 tháng 3 năm 2002 về việc tăng cường sự lãnh đạo Đảng đối với cơng tác thương binh, liệt sỹ, người có cơng cách mạng và phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn mới và chỉ đạo tiến hành tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh người có cơng trong 6 năm thực hiện, u cầu các địa phương đơn vị xây dựng chương trình hành động cụ thể để làm tốt hơn cơng tác thương binh, liệt sĩ và người có cơng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, chỉ đạo giải quyết dứt điểm những tồn đọng về cơng tác thương binh liệt sĩ và người có cơng. Đẩy mạnh cuộc vận động tồn dân tham gia ủng hộ xây dựng Qũy “Đền ơn đáp nghĩa”, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hồn thiện các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có cơng với cách mạng; chính sách đối với những người tham gia kháng chiến hiện nay còn mang di chứng nặng nề cho bản thân và gia đình. Quan tâm dạy nghề, tạo việc làm giúp đỡ các gia đình khó khăn.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động

đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có cơng với nước, người hưởng chính sách xã hội" [13, tr.216]. Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 đã nêu:

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có cơng với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất tinh thần của người có cơng ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư... [13, tr.216].

Ngày 14 tháng 12 năm 2006, Ban bí thư đã ra Chỉ thị số: 07-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có cơng và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" chỉ đạo tổng kết thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng cách mạng, tập trung lãnh đạo, thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp tục nghiên cứu hồn thiện hệ thống chính sách ưu đãi người có cơng; việc cải cách hành chính, xử lý nghiêm các vụ tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan lưu, tham nhũng, cố tình làm trái qua trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng, chú trọng quan tâm các đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

Sự phát triển chủ chương của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ pháp lý quan trọng, là điều kiện thuận lợi và nhân tố quyết định cho huyện Hoà Vang tổ chức triển khai thực

Một phần của tài liệu chính sách đối với người có công ở huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w