Thực hiện chính sách đối với người có cơng là truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta. Ngay từ các triều đại phong kiến ngày xưa cũng đã có những chính sách đối với những người có cơng phị vua giúp nước, đánh giặc và xây dựng non sông. Từ năm 1945 đến nay, chủ trương và chính sách đối với người có cơng được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm một cách đặc biệt và được thể chế bằng pháp luật. Người có cơng cách mạng là người đã có cơng lao cống hiến xương máu hoặc sức lực, tài lực, trí tuệ của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cơng nhận theo qui định của pháp luật.
Nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận động của toàn dân, toàn quân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và
người có cơng, giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tăng thêm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, người có cơng ngày càng được quan tâm, hệ thống chính sách kinh tế với các chế độ trợ cấp, đãi ngộ, việc tổ chức sản xuất - tạo việc làm, xây dựng nhà nhà tình nghĩa được đầu tư triển khai ở các cấp, các ngành, các chương trình chăm sóc người có cơng được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm, nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống đối người có cơng... Đây là vấn đề ngày càng được chú trọng nhiều hơn trong định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Sự quan tâm được thực hiện ở chỗ, mức ưu đãi cho người có cơng khơng ngừng được cải thiện; diện đối tượng hưởng chế độ ưu đãi được mở rộng khi điều kiện kinh tế cho phép; mọi người, mọi nhiệm cao đối với người có cơng. Đặc biệt, đối tượng có cơng này được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có cơng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ, đã mở rộng tới 11 đối tượng người có cơng.
Hiện nay, việc quan tâm chăm sóc người có cơng với nước đã được xã hội hóa, trở thành phong trào sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội. Ngồi ra, bản thân người có cơng cũng khơng ngừng vươn lên khơng, với phương châm không trơng chờ, ỷ lại vào chế độ chính sách của nhà nước, vượt khó làm giàu, hịa mình vào cộng đồng. Có thể khẳng định rằng, chính sách ưu đãi xã hội nằm trong mạch nguồn của văn hóa dân tộc. Vấn đề đặt ra là làm sao cho mạch nguồn đó mãi không bao giờ ngừng chảy.
Chương 2