Nội dung các cam kết về thuế xuất nhập khẩu theo quy định của WTO

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 28)

của WTO

WTO là tên viết tắt tiếng Anh của Tổ chức Thương mại Thế giới. WTO được chính thức thành lập từ ngày l/1/1995 theo Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ký tại Marrakesh (Ma- róc) ngày 15/4/1994.

Tổ chức Thương mại Thế giới là tổ chức quản lý các Hiệp định thương mại được đàm phán giữa các quốc gia các thành viên, đặc biệt là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS). WTO được xây dựng trên nền tảng cơ cấu tổ chức đã được phát triển với sự bảo trợ của GATT vào đầu những năm 1990.

Tổ chức Thương mại Thế giới là một tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra được các qui tắc về thương mại giữa các quốc gia. WTO là một tổ chức để thảo luận, đàm phán và giải quyết những vấn đề thương mại bao gồm các lĩnh vực về hàng hố, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Chức năng cơ bản của WTO là quản lý và thực hiện các hiệp định đa phương và hiệp định nhiều bên, là diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương, giải quyết tranh chấp thương mại, giám sát chính sách thương mại quốc gia và hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế tồn cầu.

Đối với những các nước khi muốn xin gia nhập WTO phải thực hiện các cam kết ràng buộc về thuế suất thuế xuất nhập khẩu cho các mặt hàng (gọi là dòng thuế) cụ thể để đảm bảo trong tương lai các mức thuế nhập khẩu cho các mặt hàng đó khơng tăng vượt q các mức thuế đã cam kết. Thực hiện quy định này nhằm định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất xác định chiến lược xuất khẩu vào từng nước cho phù hợp.

Trường hợp các nước thành viên WTO sau này muốn nâng mức thuế lên cao hơn mức ràng buộc sẽ phải đàm phán lại và có thể phải bồi thường cho các nước xuất khẩu chủ yếu mặt hàng đó, hoặc phải đưa ra những nhượng bộ cắt giảm thuế tương quan ở những mặt hàng khác. Việc đàm phán này cũng được áp dụng với trường hợp có mặt hàng mới.

Khi xác định các cam kết ràng buộc về thuế quan, khơng có những quy định cụ thể về cách thức, mức độ ràng buộc áp dụng cho mọi nước mà tất cả các nội dung cam kết đều là đối tượng để đàm phán, thương lượng giữa

nước xin gia nhập và các nước thành viên WTO về mở cửa thị trường. Từ đó tạo thành Danh mục các cam kết nhượng bộ của các nước thành viên mới gia nhập.

Trên thực tế, nội dung ràng buộc về thuế theo quy định của WTO của các nước xin gia nhập không nhất thiết phải cam kết ràng buộc 100% các mặt hàng xuất nhập khẩu, trừ các mặt hàng nông sản.

Các mặt hàng không nhất thiết phải thực hiện ràng buộc thuế quan gồm hai loại:

- Các mặt hàng liên quan đến việc bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ quyền sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật, vàng hoặc bạc, bảo vệ tài sản quốc gia, về nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng.

- Một số mặt hàng cụ thể tuỳ theo chủ trương, định hướng, chính sách phát triển của từng nước. Quy định này tạo điều kiện cho các nước thành viên lựa chọn một số mặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế xã hội để không thực hiện đàm phán cắt giảm thuế nhập khẩu.

Đối với những mặt hàng có cam kết ràng buộc thuế quan, mức độ ràng buộc bao gồm 3 loại:

- Cam kết ràng buộc mức thấp hơn mức thuế suất đang áp dụng, phải đưa ra lịch trình cắt giảm thuế cụ thể tương xứng với thời gian đạt được cam kết.

- Thực hiện ràng buộc ở mức bằng thuế suất đang áp dụng.

- Thực hiện ràng buộc ở mức cao hơn các mức thuế suất đang áp dụng. Đối với các mặt hàng này, về tương lai có thể nâng mức thuế suất cao hơn mức thuế suất đang áp dụng hiện nay nhưng phải trong phạm vi ràng buộc. Nhìn chung các nước đang phát triển cam kết ràng buộc thuế quan theo hướng này. Các cam kết trần của các nước đang phát triển chủ yếu nhằm tạo ra sự an toàn về mặt pháp lý khi xuất khẩu vào thị trường của họ hơn là tăng cường mở cửa thị trường.

Khi đàm phán gia nhập WTO, các nước thành viên cũ, đặc biệt là các nước phát triển thường đòi hỏi các cam kết theo khả năng thấp hơn hoặc bằng mức đang áp dụng. Muốn đạt được thoả thuận theo khả năng thứ ba, các nước phải tiến hành đàm phán và phải đưa ra được những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sự cần thiết phải cam kết ở mức độ đó.

Ngồi các cam kết về thuế quan, các nước xin gia nhập WTO còn phải thực hiện các cam kết khác liên quan đến chính sách thuế như:

- Nếu đã dành cho một nước nào đó hưởng một ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc các ưu đãi về phí hải quan, cách thức đánh các loại thuế hay phí hải quan, áp dụng các luật lệ và các thủ tục có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu thì cũng phải dành cho tất cả các nước thành viên sự ưu đãi như vậy.

- Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, không được áp dụng các loại thuế và phí nội địa đánh vào hàng nhập khẩu cao hơn đối với hàng sản xuất trong nước.

- Chỉ được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan, không được bảo hộ bằng các biện pháp khác.

Trên cơ sở các vấn đề lý luận đã phân tích trong chương 1, để làm rõ căn cứ hồn thiện chính sách thuế NK ở Việt nam trong thời gian tới, trong chương 2 luận văn đề cập tới thực trạng chính sách thuế NK ở Việt nam trong điều kiện gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w