Cải tiến quy trình chính sách thuế và chính sách đồng thuận trong thực hiện các cam kết với WTO về thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 90)

13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70

3.2.4. Cải tiến quy trình chính sách thuế và chính sách đồng thuận trong thực hiện các cam kết với WTO về thuế

Cải tiến quy trình chính sách là giải pháp rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả cam kết về thuế. Nâng cao năng lực xử lý các vấn đề thực tế, nhằm đạt yêu cầu thận trọng và linh hoạt trong vận dụng các cam kết với WTO về thuế cho phát triển kinh tế. Các nội dung cần chú ý từ việc xây dựng chính sách, tổ chức thực thi chính sách và kiểm tra giám sát thực thi chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Sơ đồ Hình 4.1 biểu diễn các mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan trong q trình chính sách thuế và tổ chức thực thi các cam kết về thuế. Trong đó, một số vấn đề cần được nhấn mạnh như sau:

Thứ nhất, tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đối tượng liên

quan trong quy trình xây dựng và thực hiện chính sách thuế để đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết về thuế.

Trong đó, các cơ quan của Nhà nước như Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành và chính quyền địa phương khởi xướng và có tổ chức thực hiện các chính sách và biện pháp thuế, nhưng cần thực sự đề cao sự chủ động trong đề xuất và kiến nghị từ các đối tượng chịu sự tác động của chính sách thuế như cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội người tiêu dùng và các đơn vị liên quan khác đặc biệt là Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) với các cơ quan nhà nước có liên quan trong q trình hội nhập. Điều này sẽ tạo sự thơng tin thơng suốt và tăng tính đồng thuận trong triển khai thực hiện các cam kết về thuế. Các chính sách và biện pháp thuế trước khi được triển khai thực thi phải có sự tham gia góp ý và phản biện của các đối tượng chịu sự tác động của các chính sách và biện pháp đó. Từ đó tạo sức mạnh chung của một đội quân khi nghênh chiến, “tướng và quân” cùng chung chiến hào.

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các chủ thế trong quy trình chính sách thuế

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Cần đặc biệt khuyến khích sự chủ động, linh hoạt của các đối tượng chịu sự tác động của chính sách thuế tham gia vào quy trình chính sách thuế.

Quốc hội (Quyết định chính sách thuế) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Tổ chức thực hiện và đề xuất chính sách thuế) Bộ Tài chính

(Triển khai thực hiện và đề xuất chính sách thuế)

Vụ Chính Tổng cục Hải quan,

sách Thuế Tổng cục Thuế

Các cơ quan điều phối và giám sát của Nhà nước (UB Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, UB kiểm sát tài chính tiền tệ quốc gia)

Các đơn vị nghiên cứu của Nhà nước (Viện khoa học tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính)

Các đơn vị nghiên cứu, chuyên gia tư vấn độc lập

Các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước...

Các đối tượng chịu sự tác động của chính sách thuế

(Các doanh nghiệp, các hiệp hội các nhà đầu tư, hiệp hội tiêu dùng, các đơn vị liên quan khác (VCCI), người dân có thu nhập chịu thuế)

Các đối tượng này chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện cam kết về thuế, vì thế các thơng tin và phản hồi chính sách từ các đối tượng này sẽ là thực tế nhất. Tuy nhiên, để các thông tin và ý kiến của các doanh nghiệp, người tiêu dùng đến với cơ quan ban hành chính sách được nhanh nhất và chính xác nhất cần khơi thông tối đa các kênh thông tin. Ngồi các phương tiện thơng tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, cần tổ chức thường xuyên và đột xuất nếu cần thiết các cuộc đối thoại giữa các cơ quan chức năng (Bộ Tài chính, Bộ Cơng Thương...) với các doanh nghiệp, các đại diện của người tiêu dùng. Điều này sẽ tạo thuận lợi giúp cho việc phản biện về các dự thảo chính sách và biện pháp về thuế trước khi áp dụng thực hiện, cũng như sự phản hồi chính sách từ thực tiễn cuộc sống yêu cầu cần có sự điều chỉnh, sửa đổi chính sách cho phù hợp. Theo đề xuất nêu trong Sơ đồ Hình 4.1, các đối tượng chịu sự tác động chính sách thuế có thể coi là “trung tâm” của quy trình chính sách: vừa là đối tượng chính sách, vừa là người đề xuất các ý tưởng chính sách. Vấn đề là phải đảm bảo tăng cường tính minh bạch của q trình trao đổi thơng tin giữa các đối tượng chính sách với các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan như cơ quan giám sát chính sách, đơn vị nghiên cứu.

Tăng cường vai trò và chất lượng tham gia của các chủ thể trong quy trình chính sách thuế. Để nâng cao chất lượng các chính sách và biện pháp thuế, các đối tượng chính sách thuế và các cơ quan ban hành và tổ chức thực thi các chính sách và biện pháp thuế cần được sự hỗ trợ, tư vấn và phản biện từ phia các cơ quan nghiên cứu của Nhà nước, các đơn vị nghiên cứu và tư vấn hoạt động tương đối độc lập với Nhà nước. Các vấn đề của thực tế được nghiên cứu, xem xét một cách đa hướng, đa chiều. Điều này sẽ giúp hoàn thiện q trình xử lý các thơng tin thực tế, hình thành và đề xuất các ý tưởng chính sách, hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách. Đặc biệt, cần đề cao sự chủ động của các đối tượng chính sách thuế trong việc lựa chọn và sử dụng các dịch vụ của các đơn vị nghiên cứu, tư vấn để nâng cao chất lượng

của các đề xuất ý tưởng chính sách của họ đối với các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách và biện pháp thuế. Thực hiện điều này sẽ tăng cường chất lượng tham gia của các đối tượng trong quy trình chính sách thuế, đảm bảo tính khoa học và thận trọng trong quy trình chính sách thuế, đảm bảo tính khoa học và thận trong trong quy trình hoạch định và thực thi các quyết sách và biện pháp thực hiện cam kết về thuế.

Thứ hai, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đối với q trình hoạch

định và thực thi chính sách trong quy trình chính sách thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế khi thực hiện cam kết với WTO về thuế của nước ta.

Ở đây cần phải làm rõ về đối tượng chịu sự giám sát và các đối tượng thực hiện việc giám sát. Các đối tượng chịu sự giám sát gồm các cơ quan hoạch định và tổ chức thực thi chính sách và biện pháp về thuế, các đối tượng chịu sự tác động chính sách, đặc biệt là các đối tượng doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi thuế trong q trình thực hiện cam kết hội nhập. Các đối tượng thực hiện việc giám sát có thể gồm: các Bộ, ngành, các cơ quan tổng hợp của Nhà nước đang hoạt động như các Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia, đồng thời có thể nghiên cứu thành lập mới các Ủy ban Quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh, thành lập Cơ quan chuyên về rà soát các kết quả thực hiện các cam kết hội nhập...; các đơn vị liên quan khác. Nhiệm vụ của các cơ quan giám sát này là thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết hội nhập, đảm bảo các mục tiêu và yêu cầu đề ra của các chính sách và biện pháp thuế, đặc biệt các nội dung liên quan đến các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp, sự đáp ứng các điều kiện cần thiết của các đối tượng chính sách để được hưởng các mức thuế quan bảo hộ, từ đó đề xuất với các cơ quan hoạch định và tổ chức thực thi chính sách về tình hình thực tế nhằm điều chỉnh chính sách kịp thời.

Cụ thể, cần thường xuyên rà sốt, kiểm tra q trình thực hiện để đạt được mục tiêu của chính sách bảo hộ, đảm bảo mức độ bảo hộ phù hợp với thực tế về nhu cầu phát triển các ngành sản xuất, phát huy nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm được bảo hộ. Thực hiện định kỳ hoặc đột xuất đánh giá hiệu quả của việc bảo hộ, tính tốn và xác định lại mức độ hợp lý của tỷ lệ bảo hộ, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Rà soát cân nhắc và điều chỉnh lại xu hướng về cơ cấu bảo hộ, cần xác định căn cứ và tiêu chí để hình thành và xây dựng cơ cấu bảo hộ, đó là: cơ cấu bảo hộ theo các ngành sản xuất, các sản phẩm hàng hóa, hay theo các doanh nghiệp thuộc các phần sở hữu. Như phân tích ở phần trên của Luận án, đó là hiện cịn có hạn chế trong cơ cấu bảo hộ, hệ số bảo hộ thường rất cao đối với những ngành mà DNNN hoặc doanh nghiệp FDI chi phối, trong khi những ngành “non trẻ” có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân lại có hàng rào bảo hộ tương đối thấp. Hơn nữa, mặc dù kết quả của bảo hộ là rất hạn chế, nhưng vẫn tồn tại hiện hữu và có thể chưa được giải quyết tốt, triệt để. Vì vậy, cần nghiên cứu các chính sách và biện pháp bảo đảm cơ cấu bảo hộ có trọng điểm, nhưng phải đảm bảo chính sách khơng bị lơi dụng để phục vụ lợi ích cho một nhóm đối tượng. Đặc biệt, cần đảm bảo các lĩnh vực, ngành được bảo hộ sẽ là mũi nhọn, đột phá có tác động lan tỏa phục vụ sự phát triển chung của nền kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thời gian tới, công tác kiểm tra, giám sát hoạch định và thực thi chính sách trong quy trình chính sách thuế càng phải đẩy mạnh hơn nữa. Theo dự kiến tập trung các nỗ lực chính sách cho mục tiêu phát triển cơng nghiệp, mà mũi đột phá là khuyến khích và hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ. Trong điều kiện tồn cầu hóa, đặc biệt phải thực hiện các cam kết với WTO, Việt Nam không thể tiếp tục dùng biện pháp hành chính hoặc thuế quan để ép buộc các cơng ty đa quốc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, mà phải phát triển cơng nghiệp phụ trợ trong nước, cung cấp nhanh các thiết bị, linh kiện rẻ và chất

lượng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo các chính sách ưu đãi nhằm hình thành và phát triển cơng nghiệp phụ trợ phát huy tác dụng và giúp đạt được mục tiêu đã đề ra, cần phải chú trọng làm tốt công tác tổ chức thực thi chính sách, giám sát thực thi chính sách. Trong đó, cần thường xun kiểm tra, giám sát việc thực hiện các ưu đãi phát triển công nghiệp phụ trợ, xử lý các vướng mắc trong các trường hợp sau: i) Đối tượng được hưởng ưu đãi của chính sách này mà khai báo khơng trung thực để được hưởng tồn bộ các ưu đãi của chính sách này sử dụng các ưu đãi khơng đúng mục đích đối với hình thức ưu đãi nào thì bị thu hồi ưu đãi đối với hình thức đó; nếu sử dụng tồn bộ ưu đãi sai mục đích thì bị thu hồi tồn bộ ưu đãi; ii) Ngồi việc bị thu hồi các ưu đãi theo chính sách này, đối tượng bị thu hồi ưu đãi phải nộp NSNN: khoản lãi đối với số vốn đã được hưởng theo ưu đãi bị thu hồi tính theo lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại thời điểm bị thu hồi. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Các bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra và quyết định thu hồi các ưu đãi.

Thứ ba, tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách thuế trong q trình thực hiện các cam kết về thuế.

Cần chú ý đến các đối tượng tiếp nhận thông tin, nội dung thông tin, đảm bảo minh bạch và đa dạng hóa các kênh thơng tin. Giải pháp này giúp cho việc chủ động và linh hoạt trong các xử lý chính sách, điều chỉnh kịp thời các chính sách và biện pháp về thuế cho phù hợp với thực tế. Điều quan trọng nữa đó là đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách thuế sẽ giúp tăng cường sự tham gia và giám sát của các đối tượng liên quan trong quy trình chính sách, cũng như của tồn xã hội. Đảm bảo chính sách khơng bị bóp méo, sơ hở, thậm chí bị lợi dụng phục vụ cho một số nhóm lợi ích mà làm lại phương hại đến lợi ích chung.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w