Những tồn tại yếu kém

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 62)

13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70

2.3.2. Những tồn tại yếu kém

Bên cạnh những thành tịu đã đạt được trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO về thuế nêu trên, vẫn cịn có các tồn tại và hạn chế cần nghiên cứu, khắc phục, thể hiện các nội dung sau:

- Thứ nhất, trong cơ cấu biểu thuế suất thuế XNK, hiện có các mức thuế suất nhập khẩu có mức độ phân tán cao, có nhiều mức “thuế đỉnh”- sự khác biệt lớn về các mức thuế suất rất cao so với mức thuế suất trung bình, gây nên hiện tượng chuyển hướng thương mại, hạn chế tính đa dạng của sản

phẩm hàng hóa XNK. Hơn nữa, sự bất hợp lý về mức thuế suất giữa nguyên liệu, phụ tùng linh kiện và thành phẩm gây khó khăn trong quản lý thu thuế, làm nảy sinh trốn thuế, tránh thuế và gian lận thương mại. Đặc biệt, chưa quyết liệt trong việc xây dựng mức thuế suất giống nhau đối với các mặt hàng có tính chất tương tự để hạn chế gian lận thương mại. Các xử lý này đi ngược lại với xu hướng của các nước là tiến tới thống nhất biểu quan.

Thứ hai, vẫn để tình trạng chênh lệch lớn giữa mức thuế suất áp dụng

thực tế và mức cam kết trần với WTO, chênh lệch lớn giữa mức thuế suất cam kết với WTO so với các mức thuế suất cam kết theo các hiệp định khác. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động XNK, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như chuyển hướng thương mại, chệnh hướng thương mại, phân bổ nguồn lực sai cho tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, trong một số trường hợp bảo hộ cụ thể, các mức thuế suất chưa

thực sự phù hợp, chưa thực sự có sự chọn lọc để bảo hộ các ngành hàng cần thiết, còn chưa khắc phục triệt để hiện tượng bảo hộ tràn lan. Chậm khắc phục kịp thời các bất hợp lý về xác định cơ cấu bảo hộ để từ đó thiết kế các mức chênh lệch giữa nguyên liệu, phụ tùng linh kiện và thành phẩm đối với các ngành hàng, vì thế dẫn đến các hạn chế về kết quả đạt được trong việc bảo hộ sản xuất.

Thứ tư, đôi khi đặt quá nhiều yêu cầu và mục tiêu cần đạt được vào

chính sách thuế trong thực hiện các cam kết hội nhập. Còn hạn chế về đạt được hiệu quả thực sự trong việc phối kết hợp các chính sách nhằm triển khai các cam kết với WTO về thuế. Vì vậy, đã xảy ra nhiều trường hợp có sự lúng túng, bị động và hiệu quả chưa cao trong áp dụng các chính sách và biện pháp thuế nhằm xử lý các vấn đề thực tế phát sinh. Yêu cầu thực hiện các cam kết với WTO gồm nhiều lĩnh vực, mục tiêu cần đạt được của quá trình này là tương đối đa dạng và ở mức cao. Do đó, để đạt được các yêu cầu và mục tiêu đó cần phải có kế hoạch phân định cụ thể các nhóm chính

sách và giải pháp, cũng như sự phối kết hợp giữa các chính sách và biện pháp này nhằm thực hiện các công việc cần thiết để xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w