Tiếp tục hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình đã cam kết

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 76)

13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình đã cam kết

lộ trình đã cam kết

Thứ nhất, căn cứ vào lộ trình cam kết và tình hình thực tế, phân tích

làm rõ các mặt hàng, ngành hàng cắt giảm mạnh thuế quan; mặt hàng, ngành hàng cần bảo hộ bằng thuế XNK trong khuôn khổ phù hợp với cam kết WTO. Đảm bảo xử lý tốt mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường hội nhập với yêu cầu bảo hộ sản xuất.

Khi cắt giảm thuế quan vẫn phải chú ý đến các bước bảo hộ trong khuôn khổ WTO cho phép. Cần hết sức cân nhắc việc bảo hộ đối với một đối tượng ngành hàng nào đó. Cần tuân thủ nguyên tắc: bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có giới hạn về thời gian để tạo sức ép tăng năng lực cạnh tranh của ngành được bảo hộ. Căn cứ để xác định đối tượng ngành hàng cần bảo hộ dựa trên cơ sở tình hình thực tế của các ngành, lĩnh vực và tình hình thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, để phân tích, chọn lựa theo các tiêu chí nhất định, tìm ra các ngành, lĩnh vực, loại sản phẩm cần bảo hộ. Tiếp theo,

tiến hành xây dựng và đề ra các mục tiêu bảo hộ, kế hoạch hoạt động trong đó chi tiết các nội dung về mức độ bảo hộ, thời gian và điều kiện cụ thể cho việc bảo hộ.

Các nội dung cần chú ý trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch về đảm bảo mức độ bảo hộ “cần thiết” đối với những ngành quan trọng có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế với các mục tiêu khác như lợi ích người tiêu dùng, ổn định thị trường, số thu NSNN.

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, cần đề ra mục tiêu bảo hộ cần thiết đối với một số sản phẩm, công đoạn ưu tiên phát triển… để xác định cơ cấu bảo hộ cho phù hợp. Ví dụ như việc xác định một số chủng loại xe, dịng xe chiến lược của ngành ơ tơ, để có chính sách bảo hộ và đảm bảo thu được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi xây dựng chiến lược để phát triển đối với những ngành này, cần nghiên cứu kỹ vai trị của thuế trong tập hợp các chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển ngành, để xác định cụ thể hơn về lộ trình thực hiện các cam kết với WTO về thuế cho phù hợp. Đồng thời đối với các chủng loại xe, dịng xe mà khơng được bảo hộ, cần giảm sự phân tán các mức thuế suất thuế nhập khẩu, gom các mức thuế suất của các mặt hàng tương tự vào một số nhóm đại diện. Việc này sẽ giúp tránh được sự chệch hướng thương mại, nâng cao tính đa dạng của các loại sản phẩm. Hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xác định mã hàng hóa, thuế suất thuế XNK, để xác định cho phù hợp, giảm thiểu các gian lận về thuế XNK. Giải pháp này cần được nghiên cứu áp dụng đối với mặt hàng cần áp dụng chính sách bảo hộ thuế quan.

Liên quan đến số thu NSNN, trong điều kiện của Việt Nam khi mà số thu NSNN từ thuế nhập khẩu vẫn cịn chiếm tỷ trọng đáng kể, thì việc cân nhắc về mục tiêu số thu NSNN cũng là điều dễ hiểu. Theo số liệu thống kê thương mại, tỷ trọng rất lớn (90%) của hàng nhập khẩu là nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu hàng tiêu dùng

[7]. Vì thế, nếu nâng thuế suất thuế nhập khẩu để giảm bớt áp lực về số thu NSNN (vì mục tiêu số thu) thì sẽ có tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước do sẽ phải nâng thuế những mặt hàng nhập khẩu là đầu vào phục vụ sản xuất trong nước. Vì nếu chỉ nâng thuế đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì số thu tăng từ thuế nhập khẩu là thấp do thuế suất đối với hàng tiêu dùng thường là rất cao, thậm chí sát bằng mức trần thuế suất cam kết (khó có thể tăng thêm được nữa), đồng thời tỷ trọng thấp của nhập khẩu hàng tiêu dùng trong tổng khối lượng kim ngạch nhập khẩu. Vi vậy, cần cân nhắc và trong một chừng mực nhất định phải có sự đánh đổi giữa các mục tiêu trên. Nhưng nhìn chung thì xu hướng là cần cải cách chính sách thuế để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu thuế nhập khẩu, tiến tới thuế nhập khẩu chỉ nên được coi là một cơng cụ chính sách thương mại.

Ngồi ra, cần phối kết hợp vận dụng linh hoạt các cam kết hội nhập theo các cấp độ đa phương, khu vực và song phương nhằm cải thiện hàng rào bảo hộ thương mại với trọng tâm bảo vệ những ngành có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, ổn định thị trường và lợi ích người tiêu dùng.

Cần chuyển dần cấp độ bảo hộ từ sản phẩm hoàn chỉnh xuống cấp độ đối với các bán thành phẩm, nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng, các công đoạn dịch vụ trong dây chuyền tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm và nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện. Linh hoạt áp dụng các cam kết hội nhập, điều chỉnh lộ trình cắt giảm thuế quan giữa thành phẩm và nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo duy trì một tỷ lệ bảo hộ hiệu quả hợp lý.

Trong xu thế phân cơng chun mơn hóa sản xuất khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia có thể chun mơn hóa vào một số cơng đoạn của chuỗi giá trị gia tăng tồn cầu. Trong đó, đối với những nguyên vật liệu đầu vào mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất khơng hiệu quả thì có thể thực hiện đẩy nhanh tiến độ cắt giảm thuế nhập khẩu để giảm giá thành, nâng tỷ lệ bảo hộ đối với sản phẩm của ngành sản xuất có sử dụng đầu

vào nhập khẩu đó. Cịn đối với những ngun vật liệu, linh kiện đầu vào hoặc các cơng đoạn sản xuất mà Việt Nam có thể mạnh thì cần sự bảo hộ trong một thời gian nhất định để có thể thúc đẩy việc sản xuất đầu vào này. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vât liệu đầu vào nhập khẩu được cắt giảm thuế nhập khẩu kết hợp với nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tại Việt Nam sẽ vừa nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tạo ra, nâng cao giá trị gia tăng (tỷ lệ nội địa hóa) tại Việt Nam, đồng thời giúp đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ cấu bảo hộ này phát huy tác dụng và đạt được mục tiêu đề ra cần phải có các chính sách bổ trợ và điều kiện đi kèm, đặc biệt là tăng cường quản lý nhằm triển khai thực thi chính sách một cách hiệu quả.

Thứ hai, đẩy nhanh quá trình thống nhất biểu thuế suất thuế nhập khẩu.

Để đi đến thống nhất biểu thuế suất, cần rà soát, giảm bớt số lượng các mức thuế suất, áp dụng thống nhất một mức thuế suất đối với những mặt hàng có mức thuế suất khác nhau nhưng có những đặc trưng cơ bản giống nhau. Các nhóm hàng có mức thuế suất gần bằng nhau thì gom về mức thuế thấp nhất, đồng thời vẫn đảm bảo không vượt trần thuế suất theo cam kết. Điều này dẫn đến giảm sự phân tán các mức thuế suất và đơn giản hóa các mức thuế suất của biểu thuế suất thuế XNK, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện, giảm bớt chi phí và thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong việc phân tích, phân loại hàng hóa để áp dụng phù hợp các mức thuế xuất nhập khẩu, hạn chế gian lận thương mại.

Ngoài ra, cần điều chỉnh các mức thuế suất nhập khẩu không cịn phù hợp, khơng nên để mức thuế suất chênh lệch quá lớn gây chuyển hướng thương mại và hạn chế tính đa dạng của sản phẩm. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là Việt Nam đã áp dụng với các mức thuế quan thực tế thấp hơn so với mức thuế quan trần theo cam kết, nhất là đối với lĩnh vực nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Đây cũng là kinh nghiệm của một số nước, tùy

thuộc vào điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nhiều nước giữ mức chênh lệch tương đối lớn giữa hai mức thuế quan này để tạo độ linh hoạt khi cần thiết phải điều chỉnh mức thuế quan thực tế, nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hướng khắc phục là tiếp tục gom nhóm, giảm số đầu nhóm mặt hàng có mức thuế suất thuế XNK khác nhau để tiến tới cắt giảm thuế quan.

Quá trình thống nhất biểu thuế suất khơng có nghĩa là tất cả các hàng hóa đều phải có thuế suất như nhau. Để hạn chế nhập siêu, bình ổn thị trường, khuyến khích sản xuất, cần rà sốt các nhóm hàng nhập khẩu để có kế hoạch cắt giảm thuế quan cho phù hợp theo nhóm mặt hàng phân theo mức độ hồn thiện và sản phẩm. Theo đó, do tỷ trọng cao của hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu và các bán thành phẩm gồm thiết bị, linh kiện phụ tùng đầu vào cho sản xuất trong nước (gọi chung là: hàng nhập khẩu đầu vào), nên cần phân biệt về hướng điều chỉnh các mức thuế suất nhập khẩu đối với các nhóm loại hàng nhập khẩu đầu vào này như sau:

Bảng 3.1. Đề xuất về cơ cấu thuế suất thuế XNK theo loại hàng

XNK Thành phẩm

Nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện mà Việt Nam có lợi

thế cạnh tranh

Nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện mà Việt Nam chưa

có lợi thế cạnh tranh Thuế suất cao Thuế suất trung bình Thuế suất thấp

Như vậy, điều chỉnh thuế suất phải theo hướng: áp dụng thuế suất cao đối với các thành phẩm nhập khẩu để hạn chế nhập siêu; áp dụng thuế nhập khẩu trung bình nhằm bảo hộ việc sản xuất các loại sản phẩm là nguyên vật liệu, bán thành phẩm là các loại linh kiện, phụ tùng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Điều đó, sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất các đầu vào cần thiết để cung cấp cho các doanh nghiệp

khác lắp ráp, gia cơng tạo ra sản phẩm hồn chỉnh. Với hướng điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu như vậy, sẽ tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có xuất khẩu và nhập khẩu hàng cùng loại. Hơn nữa, điều này sẽ khuyến khích thu hút các cơng ty nước ngồi đầu tư tại Việt Nam, do họ được cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào rẻ, tại chỗ. Đồng thời, sẽ giúp cho việc đạt được mục tiêu tăng dần tỷ trọng nội địa hóa, hạn chế nhập siêu.

Thứ ba, rà soát các cam kết với WTO về thuế và với các Hiệp định FTA

(Hiệp định thương mại tự do) và song phương để điều chỉnh tiến độ, nội dung thực hiện các cam kết với WTO về thuế cho phù hợp và hiệu quả. Cần xử lý kịp thời các tác động phát sinh do tương tác giữa các lộ trình về cắt giảm thuế suất thuế XNK theo cam kết với WTO và theo các cam kết hội nhập khu vực và song phương, góp phần xây dựng cơ cấu đối tác thương mại hiệu quả. Để chủ động thực hiện các cam kết với WTO, cần tiến hành phân tích dự báo các diễn biến tình hình kinh tế của đất nước trong bối cảnh chung kinh tế khu vực, thế giới, dự kiến kế hoạch hành động nhằm đáp ứng các yêu cầu đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập khu vực, song phương. Trong thời gian tới, cần tập chung vào xử lý các nội dung công việc cụ thể như sau: i) Việc cắt giảm thuế trong khuôn khổ WTO cần xem xét trong tổng thể của bối cảnh chung quá trình hội nhập của Việt Nam, so sánh với việc cắt giảm thuế cho hàng hóa của các nước trong khối ASEAN, ASEAN + và các đối tác song phương khác. Trên thực tế, mức giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO là không sâu rộng như mức giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết và thực hiện với các nước ASEAN và ASEAN + Hơn nữa kim ngạch XNK của Việt Nam với các nước này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại và có thể ngày càng gia tăng. Vì thế, cần đối chiếu so sánh về mức độ, nội dung và tiến độ thực hiện các cam kết của nước ta với các hiệp định hợp tác giữa các nước trong khu vực và song phương trên, đặc biệt là các mức cắt giảm thuế quan, để có thể xem xét chủ động về tiến độ cắt giảm thuế quan theo cam kết với

WTO; ii) Đặt trọng tâm vào công tác phối kết hợp giữa việc thực hiện các cam kết với WTO với các cam kết theo các hiệp định hợp tác khu vực FTA và song phương để mở rộng thị trường xuất khẩu, sự dụng lợi thế của quy mô kinh tế cho tăng trưởng kinh tế đất nước. WTO thừa nhận quyền của các quốc gia dành cho nhau các ưu đãi riêng trong khuôn khổ FTA. Tuy nhiên, cần chú ý đến các FTA giữa Việt Nam với các nước có trình độ phát triển và lợi thế so sánh khác nhau để tận dụng tiềm năng trong quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư, chuyển giao cơng nghệ, hình thành các sự phân cơng lao động cả chiều dọc và chiều ngang; iii) Trên cơ sở kết quả thực hiện các cam kết với WTO cần căn cứ trên cơ sở kết quả đàm phán hội nhập khu vực FTA. Qua so sánh đối chiếu để điều chỉnh lộ trình, tiến độ và cách thức thực hiện giữa các cam kết với WTO và với các FTA một cách tối ưu. Bên cạnh mặt tích cực của các cam kết khu vực FTA, song phương là mở rộng thị trường, tăng trưởng thương mại, chuyển giao cơng nghệ… nhưng cần phân tích để có các biện pháp khắc phục các mặt hạn chế: chệch hướng thương mại - người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm giá rẻ từ các nước ký hiệp định FTA, hợp tác song phương do được ưu đãi cắt giảm thuế quan mặc dù chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm này khơng hồn tồn hơn sản phẩm tương tự từ các nước ngoài FTA; hoặc quá phụ thuộc vào một số thị trường, đối tác thương mại sẽ có nguy cơ rủi ro khi có các biến động lớn xảy ra.

Cần quan tâm và tăng cường hơn nữa việc đối chiếu so sánh để tìm ra biện pháp thích hợp trong phối kết hợp thực hiện cam kết về thuế với WTO và với các FTA, song phương được triển khai thực hiện ở các giai đoạn sâu hơn, các mức cắt giảm thuế quan theo các FTA này nhanh và sâu hơn rõ rệt so với lộ trình cam kết với WTO (MFN). Chẳng hạn, việc chuyển tiếp từ lộ trình thực hiện cam kết theo cam kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN + Trung Quốc với tên gọi “chương trình thu hoạch sớm”, đến thực hiện hóa khu vực thương mại tự do bắt đầu từ ngày 1/1/2010 trở đi giữa Trung Quốc và 6 nước

thành viên sang lập ASEAN sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với 90% số hàng hóa nhập khẩu; các nước ASEAN muộn cịn lại (trong đó có Việt Nam) bắt đầu thực hiện từ 2015. Với việc thực hiện các cam kết này thì tác động chệch hướng thương mại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta từ các nước tham gia các hiệp định FTA, song phương so với các nước còn lại là thành viên của WTO càng rõ. Khi đó nếu cứ duy trì mức thuế MFN (WTO) cao hơn nhiều so với FTA, thì vừa chệch hướng thương mại, hơn nữa mục tiêu của thuế quan MFN cao không đạt được, do hàng hóa của các nước áp dụng thuế suất theo mức MFN có thể xuất khẩu qua các nước thuộc FTA để được hưởng thuế quan thấp theo cam kết khu vực và song phương và từ đó nhập khẩu vào Việt Nam. Hơn nữa, điều này lại có thể làm giảm hiệu quả của cơng tác quản lý thuế của ngành Hải quan, vì vừa mất chi phí và thời gian để quản lý, phân loại hàng theo xuất xứ C/O, nhưng nguồn thu thuế thì có thể khơng tăng trưởng tương ứng.

Thứ tư, phối hợp giữa các biện pháp cắt giảm thuế XNK với các chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w