Tăng cường các biện pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 93)

13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70

3.2.6. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ

Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, sau khi gia nhập WTO, ngồi việc điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng thương mại, đầu tư, kinh tế,... thì việc sử dụng các cơng cụ thuế và trợ cấp có hiệu quả và hợp lý để cải cách cơ cấu, nhất là thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển nhằm đảm bảo lợi ích động, dài hạn cho nền kinh tế. Thật vậy, kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, để việc hội nhập nền kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích, dài hạn cho tăng trưởng, các nước thành viên phải liên tục cải cách trong nước, nhất là cải cách cơ cấu và nâng cao năng lực thể chế. Nếu không, phần lớn lợi thế cạnh tranh thu được từ tự do hóa thương mại lại bị các đối tác nước ngoài đoạt mất

và các nước đang phát triển khó thốt khỏi “bẫy giá nhân cơng rẻ” và về lâu dài có thế chủ yếu chỉ thục hiện các cơng đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Hơn nữa, cần phải lưu ý là để đảm bảo tự do hóa thương mại mang lại lợi ích thực sự cho tăng trưởng và xuất khẩu, ngoài việc nâng cao năng lực thể chế, việc đẩy mạnh cải cách cơ cấu- nhất là hỗ trợ và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển và bảo đảm rằng khu vực này (đóng vai trị động lực và là lĩnh vực năng động của nền kinh tế) được hưởng lợi từ tự do hóa thương mại là rất cần thiết.

Nhiều quốc gia với các trình độ phát triển khác nhau đều sử dụng những chính sách thúc đẩy thương mại quốc tế, nhất là xuất khẩu. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu bao gồm thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại; trợ cấp thích hợp; hỗ trợ xuất khẩu và ngồi nước; thực hiện các chương trình hồn thuế và tạm nhập tái xuất, khu chế xuất. Trong đó, cơng cụ chính sách thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu được nhập khẩu các đầu vào là các linh kiện gồm cả linh kiện máy móc ở mức giá hợp lý, ngồi ra cịn thực hiện các chương trình hồn thuế nhập khẩu đối với đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Các chương trình này nếu được quản lý có hiệu quả, sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có được đầu vào trung gian với giá cả thấp. Theo quy định của WTO, chương trình giảm thuế gián thu và hồn thuế khơng bị coi là trợ cấp bị cấm nếu chúng không tạo ra giá trị lớn hơn giá trị thuế thực đánh vào các đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngồi ra, xét theo khía cạnh chính sách thuế, các khu chế xuất hoạt động tương tự cơ chế hoàn thuế, chỉ khác là áp dụng cho một khu vực địa lý nhất định. Ngoài việc tạo thuận lợi về các điều kiện về thuế quan và giải quyết vấn đề kết cấu hạ tầng, các khu chế xuất thường được sử dụng để đạt được các mục tiêu chính như tăng cường đầu tư và giải quyết việc làm trong quá trình sản xuất định hướng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ từ hàng xuất khẩu phi

truyền thống, kích thích thu hút FDI và thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ khu chế xuất vào nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, Chính phủ cần có biện pháp can thiệp khéo léo, nghệ thuật để thúc đẩy thương mại quốc tế và thu hút FDI. Trong đó, một chính sách phát triển ngành có hiệu quả và được phép theo quy định của các tổ chức hợp tác khu vực và WTO là một chính sách mang tính tồn diện hơn là chính sách riêng biệt hướng tới một số ngành nhất định. Trọng tâm là chính sách hướng vào cải thiện hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo tỷ giá hợp lý và tạo ra mơi trường khuyến khích đầu tư và đổi mới cơng nghệ. Hơn nữa, cần có các chính sách thuế, trợ cấp nhằm khuyến khích sự phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cơng nghiệp hóa, phát triển kinh tế, xuất khẩu, nhất là những ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị tăng cao.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w