Đẩy mạnh tiến độ cải cách hệ thống thuế nội địa, đảm bảo nguồn thu nội địa tăng trưởng và bền vững

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 82)

13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70

3.2.3. Đẩy mạnh tiến độ cải cách hệ thống thuế nội địa, đảm bảo nguồn thu nội địa tăng trưởng và bền vững

nguồn thu nội địa tăng trưởng và bền vững

Cần rà soát để thực hiện theo đúng các quy định và cam kết với WTO và thực hiện nguyên tắc MFN và NT (thuế nội địa) trong các quy định thuế nội địa đó là đáp ứng các yêu cầu phải xóa bỏ các quy định phân biệt đối xử hoặc sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Trong đó tập chung vào các nội dung cam kết với WTO về thuế nội địa.

Theo đó, thường xun rà sốt để bổ sung, điều chỉnh và triển khai các quy định trong các sắc thuế TTĐB, thuế TNDN… nhằm thực hiện đúng các cam kết với WTO về thực hiện các nguyên tắc MFN và NT. Cụ thể, cần tiến hành sửa đổi, điều chỉnh các quy định thuế TTĐB để áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa thuộc diện chịu thuế nhưng phải đảm bảo khơng được phân biệt đối xử về nghĩa vụ thuế giữa sản phẩm bia, rượu sản xuất trong nước với nước ngoài; loại bỏ các ưu đãi thuế TNDN dựa theo thành tích xuất khẩu vì vi phạm quy định của Hiệp định TRIMS quy định về các biện pháp ưu đãi đầu tư có liên quan đến thương mại. Ngồi ra, cần tiếp tục hoàn thiện quy định của sắc thuế VAT để tiến tới giảm số lượng các mức thuế suất thuế VAT,vì hiện nay có 3 mức thuế suất 0%, 5%, và 10%. Đây cũng là yêu cầu của cải cách thuế trong quá trình hội nhập, để đơn giản hóa và thuận tiện trong thực hiện, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế VAT là chỉ áp dụng trong một mức thuế suất thống nhất đánh giá trên tất cả các cơng đoạn của q trình tạo giá trị gia tăng của sản phẩm.

Về nguyên tắc, WTO không quy định mức thu của các khoản thuế nội địa, nhưng yêu cầu rằng thuế nội địa cần được hồn thiện theo hướng khơng phải được áp dụng để bảo hộ sản xuất nội địa. Tuy nhiên, trong thực tế có thể vận dụng linh hoạt các quy định thuế nội địa trong việc khuyến khích sản xuất

phát triển. Chẳng hạn, áp dụng thuế TTĐB đối với một số trường hợp cần thiết, như nghiên cứu điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với một số trường hợp cần thiết, điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB phù hợp để phối kết hợp với các sắc thuế khác, các chính sách khác để tạo thị trường tiêu thụ có dung lượng cần thiết cho khuyến khích hỗ trợ đầu ra cho các dự án sản xuất, như mặt hàng ô tô, rượu, bia. Đây là quan điểm rất quan trọng, do thu nhập bình quân đầu người của nước ta thấp, phân hóa giàu nghèo ngày càng rộng, vì vậy vấn đề về dung lượng thị trường tiêu thụ của nội địa đang thách thức cho việc đảm bảo hiệu quả và sức cạnh tranh của một số ngành sản xuất trong nước, khi mà hàng rào bảo hộ thuế quan ngày càng thu hẹp (ví dụ như mặt hàng ơ tơ).

Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách thuế nội địa trên phải đảm bảo minh bạch, hỗ trợ có điều kiện và trong một thời gian nhất định, đồng thời cần đánh giá thường xuyên việc thực thi các chính sách này để đạt được các mục tiêu ưu tiên đã đề ra. Đặc biệt, cần rút kinh nghiệm về kết quả của các chính sách ưu đãi, bảo hộ vừa qua, để tránh tình trạng các quy định ưu đãi về thuế này tiếp tục bị lợi dụng, chủ yếu phục vụ lợi ích cho một nhóm nhất định, nhưng gây hậu quả cho xã hội, thiệt thòi cho người tiêu dùng.

Tiếp tục thực hiện cải cách các sắc thuế nội địa theo yêu cầu cam kết với WTO về thuế, đồng thời tạo nguồn bù đắp nguồn thu NSNN do suy giảm số thu từ thuế. Muốn vậy, trước hết phải nghiên cứu hoàn thiện các sắc thuế hiện hành. Trong đó, cần điều chỉnh các sắc thuế đánh vào hàng nhập khẩu như thuế TTĐB và thuế VAT nhằm điều tiết và kiểm soát XNK, ổn định thị trường, khuyến khích đầu tư sản xuất, đồng thời ổn định số thu các khoản thuế đối với hàng hóa XNK. Ngồi ra, cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành một số sắc thuế mới (thuế tài sản, thuế môi trường...) nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu về tăng số thu NSNN, giảm sự lệ thuộc vào số thu NSNN từ các khoản thuế đối với hoạt động XNK. Ngoài ra,

cần đúc rút kinh nghiệm từ kết quả thực hiện các cam kết với WTO về thuế thời gian qua trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, đối chiếu với nội dung Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010, để xây dựng phương hướng và các giải pháp thực hiện cam kết với WTO về thuế trong thời gian tới. Các ưu tiện trong cải cách thuế trong thời gian tới, theo các hướng sau: i) Bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập quốc tế, đặc biệt cần chú ý tới các tương tác từ quá trình thực hiện các cam kết hội nhập đa phương (WTO), với cam kết hội nhập khu vực và song phương; ii) Chính sách thuế phải góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sản xuất kinh doanh đang phát triển, góp phần bình ổn giá cả; iii) Ổn định và tăng cường nguồn thu NSNN theo nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, đáp ứng các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo củng cố quốc phịng, giữ gìn an ninh trật tự và an tồn xã hội. Cuối cùng, cần tăng cường sử dụng các công cụ tự vệ về thuế và tài chính như áp dụng thuế tự vệ, thuế đối kháng, thuế chống phá giá... nhằm hạn chế các rủi ro của hội nhập cho phát triển kinh tế, bảo vệ lợi ích người sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, song song với hồn thiện chính sách thuế, cần đẩy mạnh hồn thiện và hiện đại hóa cơng tác hành chính thuế, giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý thuế, hải quan từ đó giảm các chi phí tn thủ các quy định thuế, hải quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội. Hơn nữa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào một số công việc trong các khâu của thực hiện các thủ tục khai thuế, tư vấn thuế... để bổ sung và nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý thuế và hải quan, tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và thương mại.

Một phần của tài liệu hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w