13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70
3.2.2. Đổi mới các công cụ khác liên quan đến thuế xuất nhập khẩu theo hướng giảm dần và minh bạch hóa
theo hướng giảm dần và minh bạch hóa
Một, về hạn ngạch thuế quan, có kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi, bổ xung
các quy định áp dụng hạn ngạch thuế quan theo đúng lộ trình cam kết với WTO về hạn ngạch thuế quan.
Trong đó, cần chú ý các điểm sau: i) Đánh giá sức cạnh tranh của các mặt hàng đang được áp dụng hạn ngạch thuế quan, để có thể đẩy nhanh hoặc điều chỉnh chậm lại tiến độ thực hiện cam kết với WTO về hạn ngạch thuế quan nếu thấy cần thiết do đòi hỏi thực tế quản lý XNK. Tuy nhiên, vẫn phải hoàn thành cam kết đến thời điểm cuối cùng của lộ trình thực hiện cam kết với WTO về việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng này. Vì vậy cần sớm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo sức cạnh tranh đối với các mặt hàng này, khi các hạn ngạch thuế quan phải giảm hoặc rỡ bỏ, theo yêu cầu thực hiện đúng cam kết với WTO; ii)) Một số mặt hàng đang áp dụng hạn ngạch thuế quan, nếu xét thấy có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu hoặc
xét thấy không cần thiết hoặc không hiệu quả khi áp dụng hạn ngạch thuế quan, thì có thể chuyển sang áp dụng thuế nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, có thể quy định mức thuế suất cao hợp lý trong thời gian đầu khi loại bỏ các hạn ngạch thuế quan này, để vừa bảo đảm cho sản xuất trong nước, lợi ích người tiêu dùng loại sản phẩm đó; iii) Hồn thiện tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về phân bổ hạn ngạch thuế quan cho các đơn vị nhập khẩu các mặt hàng liên quan, nhằm triển khai thực hiện theo lộ trình cam kết với WTO về hạn ngạch thuế quan trong từng thời kỳ. Trong đó, để thực hiện hiệu quả cơng tác đấu thầu hạn ngạch thuế quan, cần sớm hoàn thiện các nội dung như sự khuyến khích cạnh tranh trong đấu thầu hạn ngạch thuế quan, tránh sự độc quyền hoặc làm phát sinh cơ chế xin - cho trong việc phân bổ các hạn ngạch thuế quan. Đây làm một trong những yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đó là vừa bảo hộ sản xuất trong nước, vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan, đồng thời chú ý đến đảm bảo thực hiện đúng quy định về thời hạn hoàn thành quy định về hạn ngạch thuế quan theo cam kết với WTO.
Hai, về định giá hải quan, tiếp tục hoàn thiện các quy định và tổ chức
triển khai hiệu quả các quy định về tính giá thuế của hàng hóa XNK nhằm thực hiện Hiệp định CVA của WTO.
Hiện nay, các quy định của Luật Hải quan, Luật thuế XNK và các quy định hướng dẫn thi hành đã được sửa đổi tương đối phù hợp với Hiệp định CVA. Việc tích cực và triệt để thực hiện Hiệp định CVA của WTO sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề phức tạp về quản lý, giảm gian lận thương mại.
Muốn thực hiện tốt Hiệp định CVA cần phải đẩy mạnh hiện đại hóa quản lý hải quan, tăng cường trợ giúp kỹ thuật và điều kiện về năng lực cán bộ thực thi. Trong đó, cần tăng cường đầu tư và phải đảm bảo thực sự sử dụng hiệu quả các trang thiết bị và điều kiện về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin cho hiện đại hóa hải quan.
Song song với những biện pháp đổi mới từ phía hải quan, cần đề cao và tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp trong kê khai và nộp thuế XNK, trong đó có các nội dung từ việc tự kê khai danh tính hàng hóa XNK và áp mã hàng hóa, xác định thuế suất, kê khai giá tính thuế để xác định số thuế XNK phải nộp. Đây cũng là yêu cầu của các cam kết và quy định của WTO là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp XNK, thúc đẩy và mở rộng thương mại. Tuy nhiên, cơng việc tiếp theo đó là cần hồn thiện phương cách và biện pháp cụ thể trong quản lý hải quan, đặc biệt phải đẩy mạnh công tác hậu kiểm - kiểm tra sau thông quan, để xử lý và ngăn ngừa các trường hợp vi phạm, gian lận về giá tính thuế XNK.
Ba, về ưu đãi miễn giảm thuế XNK, cần kịp thời đánh giá hiệu quả và
điều chỉnh linh hoạt các biện pháp ưu đãi thuế. Theo đó, cần rà sốt thu hẹp phạm vi ưu đãi, chỉ thực hiện ưu đãi có điều kiện cho một số đối tượng và trường hợp nhất định. Đồng thời xử lý các vấn đề thủ tục gây phức tạp, rườm rà, dễ gây kẽ hở cho việc lợi dụng trốn thuế.
Thường xuyên rà soát để bổ sung, loại bỏ các danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu của ưu đãi. Việc thực hiện này đảm bảo vừa không trái với các cam kết hội nhập và phù hợp với các thông lệ quốc tế chung, tránh bị kiện trong các vụ việc liên quan đến bán phá giá, chống trợ cấp. Đồng thời tránh biến Việt Nam thành một “Thiên đường thuế”, đó là việc thu hút các hoạt động đầu tư, thương mại do được hưởng lợi ích của chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, chứ khơng hẳn là vì mục tiêu đầu tư kinh doanh lâu dài của các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Vì đây sẽ là ngun nhân gây biến dạng và giảm hiệu quả trong việc thu hút đầu tư và thương mại một cách bền vững cho phát triển kinh tế đất nước.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các cơng cụ ưu đãi của chính sách thuế và trợ cấp đang bị thu hẹp về cả mức độ, phạm vi và loại hình áp dụng sau khi
gia nhập WTO. Địi hỏi có sự điều chỉnh chúng một cách “linh hoạt” và “sáng tạo” để nâng cao năng lực các ngành hàng, nhất là các ngành hàng non trẻ. Để bảo hộ và phát triển các ngành non trẻ và có tầm quan trọng quốc gia (có thể chi tiết đến một số loại sản phẩm là nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng đầu vào hoặc công đoạn của quá trình sản xuất một sản phẩm hoặc ngành hàng), Việt Nam có thể sử dụng các ưu tiên của WTO cho nước đang phát triển và chuyển đổi. Chẳng hạn, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục sử dụng các khoản trợ cấp xuất khẩu trong một thời gian chuyển tiếp, sử dụng công cụ hỗ trợ xuất khẩu nếu thị phần của Việt Nam khơng vượt q mức cho phép, khuyến khích xuất khẩu thơng qua các chương trình bảo hiểm và tín dụng xuất khẩu với lãi xuất thấp (so với thị trường), ưu đãi thuế, điều chỉnh thuế nhập khẩu và các biện pháp bảo hộ ngành trong tình thế sản xuất trong nước bị đe dọa do bùng phát và tăng mạnh về hàng hóa nhập khẩu. Mặc dù các biện pháp và cơng cụ này vẫn có thể được áp dụng song với mức độ hạn chế và khó sử dụng.
Cần phải tính đến chi phí và hiệu quả trong trung và dài hạn của việc sử dụng các công cụ bảo hộ, nhất là trợ cấp, ưu đãi thuế, khuyến khích nâng cao năng lực các ngành trong nước. Trong bối cảnh mới, các cơng cụ chính sách thuế và trợ cấp can thiệp để bảo hộ và phát triển ngành hàng có hiệu quả và được phép phải là một chính sách mang tính tồn diện hơn là một chính sách hướng tới một số ngành cụ thể và có tính chiến lược. Các trọng tâm chính sách nên chuyển hướng sang cải thiện hiệu quả của hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo chính sách tỷ giá thích hợp và tạo ra một mơi trường khuyến khích đầu tư và đổi mới cơng nghệ. Các chính sách thuế, trợ cấp nên tập chung vào khuyến khích một số cơng đoạn (theo trình độ áp dụng cơng nghệ và mức độ giá trị gia tăng) trong dây chuyền tạo sản phẩm, chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu. Ngồi ra, có thể dùng trợ cấp, khuyến khích ưu đãi thuế, tín dụng phù hợp với các cam kết và theo đúng quy định chung của WTO để hỗ trợ thúc đẩy thương mại, cải cách cơ cấu, hỗ trợ
nông nghiệp, ngư nghiệp, phát triển vùng, đặc biệt thúc đẩy các ngành dịch vụ quan trọng là đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.