13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70
3.2.7. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực trong thực hiện cam kết với WTO về thuế
hiện cam kết với WTO về thuế
Mặc dù, hoạch định chính sách, đàm phán và thực hiện cam kết quốc tế vốn là cơng việc của Chính phủ, tuy nhiên, rất cần có sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn nữa, điều này cịn đóng góp tích cực vào cơng việc của các cơ quan nhà nước khi thực thi cam kết và tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Cần chú ý đến các khía cạnh sau:
Thứ nhất, các lợi ích riêng biệt theo ngành cần tính đến khi đàm phán
và thực thi các cam kết quốc tế, cần được hiểu lợi ích ngành theo các khía cạnh gồm: lợi ích của doanh nghiệp thuộc ngành và lợi ích của các nhóm chủ thể xã hội khác liên quan như người lao động, người phụ thuộc và các đối tượng hưởng lợi khác từ sự phát triển của ngành. Các nhóm lợi ích khác nhau trong một ngành (nhóm nhập khẩu với nhóm xuất khẩu; nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; DNNN, doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp FDI), lợi ích của các nhóm này thay đổi theo thời gian ở các mức độ khác nhau.
Thứ hai, thực thi cac cam kết với WTO là một q trình khó khăn, trong khi Chính phủ chỉ cần ban hành/ không ban hành/ rút lại các quy định và chỉ phải đảm bảo phù hợp với các cam kết, nhưng đối với các doanh nghiệp là việc phải tiến hành các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trong các điều kiện mơi trường mà Chính phủ ban hành các quy định để thực thi các cam kết đó. Vì vậy, sự phối hợp và đồng thuận giữa Chính phủ với các doanh nghiệp, các đối tượng liên quan khác trong xã hội trong quá trình đàm phán, tổ chức thực thi cac cam kết hội nhập là cực kỳ quan trọng, cần thể chế hóa cơng tác phối kết hợp này và thúc đẩy thực hiện nghiêm túc và triệt để hơn.
KẾT LUẬN
Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và trở thành thành viên chính thức của WTO đưa đến cho đất nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ và đẩy mạnh hội nhập. Trong quá trình hồn thiện thuế XNK khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã chủ động thực hiện các điều chỉnh về chính sách, đổi mới phương pháp và nội dung quản lý nền kinh tế đất nước, trong đó có thuế XNK nhằm thực hiện và đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra. Trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện thuế XNK khi thực hiện cam kết của Việt Nam với WTO, qua phân tích đánh giá kết quả quá trình thực hiện cam kết của Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đi đến một số kết luận chính như sau:
1. Trong điều kiện của một nước đang phát triển, việc hoàn thiện thuế XNK vừa là nghĩa vụ, vừa là mục tiêu với nhiều thách thức, khó khăn. Các mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh trong việc xử lý các lợi ích khác nhau trong nền kinh tế. Đây cũng chính là biểu hiện của xung đột giữa xu hướng tự do hóa với xu hướng bảo hộ thương mại, giữa độc quyền và cạnh tranh, giữa lợi ích nhóm và lợi ích quốc gia... Nội dung này là đặc biệt quan trọng, có tính trung tâm và xun suốt, cần có các giải pháp thỏa đáng trong các chặng đường tiếp theo của tiến trình hội nhập và phát triển đất nước.
2. Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã có những cải cách đáng ghi nhận trong cải cách các chính sách kinh tế nói chung và chính sách thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Sau khi gia nhập WTO, các thành viên phải điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu chủ yếu do: (1) phải tuân thủ và thực thi cam kết gia nhập WTO (nguyên tắc “ nhập gia tùy tục”) như chỉ bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan không được phép sử dụng hạn chế định lượng, mức thuế quan phải giảm dần và không
phải ràng buộc không tăng trở lại, áp dụng quy chế MFN và áp dụng quy chế NT; (2) để tăng lợi ích, hiệu quả kinh tế dài hạn từ việc gia nhập WTO, bởi vì các mục tiêu tối thượng của việc hội nhập sâu rộng hơn là nâng cao năng lực các ngành hàng, thúc đẩy thương mại quốc tế, thu hút nguồn vốn FDI và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế; (3) giảm thiểu các tác động bất lợi có thể từ việc gia nhập WTO và thực hiện công bằng xã hội. Điều này là rất cần thiết nhằm giảm thiểu các đối tượng dễ bị tổn thương và tăng sự ủng hộ đối với các ngành hàng trong nước; (4) thực hiện các mục tiêu trên có tác động đáng kể tới thu chi NSNN, như chi cho việc thực thi cam kết, hoạch định nâng cao hiệu quả chính sách, giảm thiểu tác động bất lợi của hội nhập cũng như sự thất thu nguồn thu NSNN từ thuế nhập khẩu.
3. Thực tiễn điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu cho thấy nhiều bài học bổ ích. Thứ nhất: Sau khi gia nhập WTO, các thành viên đã thực hiện khá nghiêm túc cam kết gia nhập của mình, nhất là thực hiện về cam kết ràng buộc, cắt giảm hàng rào thuế quan, thuế quan hóa và xóa bỏ hàng rào phi thuế quan. Nhiều nước đưa ra mức thuế quan thực tế thấp hơn so với mức cam kết.
4. Để giảm tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế quan đối với thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, các chính phủ thường điều chỉnh hệ thống thuế xuất nhập khẩu theo hướng (i) tạo lập hệ thống thu thuế hữu hiệu bằng cách sớm chuyển dịch cơ cấu thuế từ thuế XNK sang cơ chế thuế rộng hơn như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; (ii) cải cách các biện pháp thương mại có tác động tích cực tới nguồn thu(như thuế quan hóa, cắt giảm diện miễn thuế).
5. Sử dụng cơng cụ chính sách thuế để nâng cao năng lực các ngành hàng, nhất là các hàng cịn non trẻ sau khi gia nhập WTO nhìn chung bị thu hẹp cả về mức độ, phạm vi và loại hình áp dụng.
Trong bối cảnh mới để đảm bảo việc gia nhập mang lại nhiều lợi ích như tăng trưởng thương mại, kinh tế, nâng cao năng lực các ngành hàng trong
nước, bảo hộ các đối tượng dễ bị tổn thương, các nhóm giải pháp phải dựa trên các tư tưởng chủ đạo sau:
Một là: Việt Nam nên coi gia nhập WTO là bước cải cách tiếp theo trong
tiến trình cải cách kinh tế và là tiền đề quan trọng nhằm thực hiện một cách có hiệu quả những cải cách sâu rộng trong nước khác, do vậy cần thực hiện nghiêm túc các cam kết gia nhập nhất là cắt giảm hàng rào thuế quan
Hai là: Khi gia nhập WTO, việc điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập
khẩu phải được thực hiện một cách đồng bộ, khơng mâu thuẫn với các chính sách kinh tế vĩ mô khác
Các biện pháp điều chỉnh chính sách thuế cụ thể cần bám sát những tư tưởng chủ đạo trên đây để việc gia nhập WTO thực sự mang lại lợi ích rịng lớn hơn và thiết thực đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế xã hội trong thời gian tới.
6. Để thực hiện thành công các cam kết với WTO về thuế, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp cải cách sâu rộng về kinh tế. Trong đó, cần sớm tập trung vào các nội dung: hỗ trợ cải cách cơ cấu, thúc đẩy quá trình tự do thương mại và đảm bảo lợi ích dài hạn từ việc gia nhập WTO, thúc đẩy thương mại quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.