13 Xe tải không quá 5 tấn Loại trên 5 tấn 100 60 80 60 58 77 77 60 74 56 30 74 54 71 70
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA NƯỚC TA KHI THAM GIA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU KHI HỘINHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Các quan điểm quan trọng của thực hiện các cam kết với WTO về thuế bao gồm bốn quan điểm sau:
Thứ nhất, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình cam kết của Việt Nam với
WTO về thuế, đồng thời chính sách thuế phải phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và các cam kết hợp tác song phương. Do yêu cầu và quy định của
WTO đặt ra ngày càng cao và khắt khe đối với các nền kinh tế gia nhập muộn, trong đó có Việt Nam. Những yêu cầu này là thách thức lớn đối với Việt Nam khi triển khai thực hiện các cam kết với WTO về thuế trong điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển có mức thu nhập bình qn đầu người thấp, nền kinh tế trong q trình chuyển đổi, có độ mở tương đối lớn. Trong khi đó, Việt Nam lại đang thực hiện hội nhập sâu vào khu vực ASEAN, ASEAN +, APEC, ký kết và thực hiện một số hiệp định hợp tác song phương. Do đó, mặc dù là thách thức rất lớn trong thực hiện, nhưng để bảo đảm giữ uy tín và khẳng định vị thế của mình, Việt Nam cần khéo léo, linh hoạt trong thực hiện đồng thời các cam kết theo các hướng hội nhập WTO và khu vực, song phương. Đây là địi hỏi mang tính bắt buộc và có ảnh hưởng sâu rộng đến các biện pháp xử lý tác nghiệp.
Thứ hai, thực hiện cam kết với WTO về thuế phải đảm bảo tranh thủ
các cơ hội và thuận lợi của hội nhập cho phát triển đất nước. Đây là một yêu cầu sống còn trong bối cảnh hội nhập vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Trong đó, cơ hội rủi ro hoặc phát triển luôn đan xen và biến chuyển mau lẹ. Việc nắm
bắt đúng thời cơ, triển khai nhanh và hiệu quả các chính sách và biện pháp quản lý là chìa khóa cho sự thành cơng phát triển trong hội nhập. Trong đó, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cần đảm bảo thực hiện việc bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, phù hợp với với cam kết hội nhập. Chỉ có như vậy mới giúp tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo lợi ích quốc gia.
Thứ ba, đảm bảo ổn định số thu NSNN. Thực hiện hiệu quả cam kết
với WTO về thuế cần đảm bảo xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, huy động đầy đủ các nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà Nước và giành một phần cho tích lũy phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế phải theo hướng đơn giản, minh bạch, cơng khai, tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế, đảm bảo phù hợp với thơng lệ quốc tế, tăng hiệu quả công tác quản lý thu thuế vào NSNN. Nhiều cam kết với WTO về thuế (như cắt giảm thuế quan) sẽ có tác động trực tiếp làm giảm số thu NSNN tính trên đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, trong điều hành kinh tế, cần tích cực áp dụng các biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, kết hợp cải cách quản lý thuế, thì số thuế giảm sút sẽ được bù lại bởi số tăng các khoản thuế do tăng sản lượng sản xuất, do giảm tỷ lệ gian lận thuế.
Thứ tư, thực hiện đồng bộ các cam kết với WTO về thuế. Các cam kết
với WTO về thuế bao gồm rất nhiều cam kết và tác động đa chiều. Trong thực hiện cam kết, cần chú trọng thực hiện đồng bộ các nội dung cam kết, đồng thời khâu xử lý tác động cũng phải phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Việc bảo đảm đồng bộ trong thực hiện và xử lý tác động giữa cấp trung ương và địa phương cũng cần được coi trọng, tránh tình trạng cát cứ, phép vua thua lệ làng vốn khá phổ biến ở Việt Nam.
Các quan điểm nêu trên cần được nhận thức đầy đủ trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO về thuế. Điều này ngày càng trở lên quan trọng trong bối cảnh của sự luân chuyển mạnh mẽ, tự do của các luồng thương mại và vốn đầu tư quốc tế đã đặt các nước trước trào lưu ngày càng gia tăng tính phụ thuộc và sự cạnh tranh về chính sách thuế nhằm thu hút vốn đầu tư và thương mại. Mặt khác, sự phụ thuộc và liên kết giữa các quốc gia (theo hình thức song phương, khu vực toàn cầu) trong xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách tài chính tiền tệ nói chung và chính sách thuế nói riêng cũng là hệ quả tất yếu nhằm đối phó với các hậu quả và các tiêu cực phát sinh của các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, của khủng hoảng kinh tế đang ln rình rập.