thực phẩm, quần áo, nhà ở… không?
Gần 2/3 số triệu phú tham gia khảo sát (62,4%) trả lời “có” với câu hỏi này. Nhưng đối với thành phần thu nhập cao mà không phải là triệu phú, con số này chỉ khoảng 35%. Nhiều người trong diện thu nhập cao nhưng giá trị tài sản rịng thấp hồn tồn khơng biết mỗi năm mình chi bao nhiêu cho những mục như thực phẩm sử dụng tại nhà, chi phí ăn uống bên ngoài, nước uống, quà cáp cho các dịp sinh nhật và lễ đặc biệt, rồi quần áo cho các thành viên trong gia đình, phí trơng trẻ, khoản chi tiêu tín dụng, các đóng góp từ thiện, phí tư vấn tài chính, phí tham gia câu lạc bộ, xe cộ và các chi phí liên quan, học phí, du lịch và nghỉ dưỡng, chi phí điện nước, bảo hiểm…
Chú ý rằng ở trên, chúng tơi khơng tính đến các khoản vay thế chấp phải trả. Thường thì những người thu nhập cao hay có giá trị tài sản rịng thấp tham gia khảo sát đều lấy làm tự hào về việc đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền thuế thông qua khoản khấu trừ tiền vay mua nhà. Tất nhiên đa số các triệu phú chưa trả hết tiền vay mua nhà cũng tận dụng điều khoản này. Nhưng họ cịn tính cả những danh mục chi tiêu khác trong gia đình. Hãy hỏi những người thu nhập cao nhưng giá trị tài sản ròng thấp về mục tiêu của
họ. Mục tiêu quan trọng mà họ thường nêu ra là “giảm thiểu tối đa gánh nặng thuế”; và họ sử dụng khoản khấu trừ tiền vay mua nhà như một cách để đạt được điều này. Vậy tại sao những người này khơng tính tốn đến các khoản chi tiêu khác trong gia đình? Đơn giản là vì họ chẳng nhìn thấy bất cứ lợi ích nào trong việc đó cả. Đối với họ, phần lớn các khoản chi tiêu khác trong gia đình đều khơng được khấu trừ trong lúc tính tốn thu nhập chịu thuế.
Nhưng giới triệu phú lại có quan điểm khác. Mục tiêu của họ là trở thành người độc lập về tài chính và họ hiểu rằng việc dự trù ngân sách, trong đó
tính đến cả những khoản chi tiêu nhỏ nhất trong gia đình, có liên quan trực tiếp đến việc đạt được mục tiêu trên. Và việc lập bảng biểu cụ thể sẽ giúp họ kiểm soát tiêu dùng, đồng thời hạn chế được xác suất phân bổ quá nhiều tiền vào những danh mục hàng hóa và dịch vụ khơng thực sự quan trọng.
Bên cạnh đó, các triệu phú cũng lập kế hoạch cho mọi khoản chi tiêu của cơng ty mình, và ngược lại, hệ thống kế tốn doanh nghiệp hồn tồn có thể áp dụng cho việc chi tiêu trong gia đình. Đây chính là lợi thế của việc là một chủ cơng ty tự doanh.
Bà Rule là một triệu phú căn cơ điển hình và bà muốn trước sinh nhật 65 của mình, bà sẽ khơng cịn bất cứ lo lắng nào về tài chính. Vì thế, mỗi lần lên bảng biểu, bà đều tự nhủ mình đang từng bước giảm bớt nỗi sợ hãi là không thể nghỉ hưu. Bà không hề lo ngại về tương lai tài chính của mình, bởi mặc dù thu nhập hàng năm của bà chỉ là 90.000 đô-la nhưng giá trị tài sản ròng của bà lại lớn gấp 20 con số đó. Và bà kiểm sốt được tình hình chi tiêu của gia đình mình.
Ngược lại, Robert và Judy lại cảm thấy sợ hãi. Mà cũng đúng thôi. Cặp vợ chồng này kiếm được 200.000 đô-la mỗi năm, tức là gấp hơn hai lần so với bà Rule. Tuy nhiên, cũng giống rất nhiều cặp vợ chồng thu nhập cao ngày nay, tài sản của họ chỉ bằng một góc nhỏ của bà Rule. Rõ ràng nhu cầu chi tiêu đang kiểm sốt họ chứ khơng phải ngược lại.