Khi họ trưởng thành, cha mẹ họ khơng chu cấp tài chính nữa
Các nhân vật của chúng ta, tạm gọi là ơng Lamar và bà Mary, xuất thân trong gia đình giàu có. Hàng năm, Mary được cha mẹ chu cấp hơn 15.000 đô-la. Bà cứ tiếp tục nhận số tiền này cùng với nhiều hình thức giúp đỡ khác cho đến tận bây giờ, dù đã kết hôn với ông Lamar gần ba mươi năm nay.
Giờ đây, hai vợ chồng Mary đã hơn năm mươi tuổi và sống trong ngôi nhà đẹp đẽ ở một khu sang trọng. Họ đều là thành viên các câu lạc bộ thể thao ngồi trời, đều thích tennis và golf. Cả hai đều lái những chiếc xe xa xỉ, nhập khẩu từ nước ngoài. Cả hai đều mặc quần áo hàng hiệu và giao thiệp với vài tổ chức phi lợi nhuận. Con cái họ đều theo học những trường tư đắt đỏ. Cả hai đều thích những loại rượu hảo hạng, những món sơn hào hải vị, đồ trang sức chất lượng cao, thích giải trí và du lịch nước ngồi. Hàng xóm láng giềng ai cũng nghĩ Lamar và Mary rất giàu. Một số cịn chắc như đinh đóng cột rằng tài sản của vợ chồng nhà ấy phải đến mấy chục triệu đô-la.
Nhưng vẻ bề ngồi hồn tồn có thể đánh lừa bạn. Họ không giàu, tệ hơn là thu nhập của cả hai vợ chồng đều không cao. Mary ở nhà lo việc nội trợ. Lamar làm quản lý ở trường đại học địa phương. Trong suốt ba mươi năm kết hôn, thu nhập hàng năm của hai vợ chồng chưa bao giờ vượt quá 60.000 đơ-la, mặc dù lối sống của họ thì chẳng khác gì một gia đình có thu nhập trên 100.000 đơ-la.
Chưa bao giờ cả Lamar và Mary cùng nhau lập kế hoạch chi tiêu. Năm nào, họ cũng dùng quá số tiền kiếm được. Họ cũng xài hết cả tiền Mary nhận được từ cha mẹ mình. Nói ngắn gọn, Lamar và Mary có thể sống xa hoa đến thế là vì họ được hưởng cái mà chúng tơi gọi là “chăm sóc kinh tế ngoại trú” (Economic Outpatient Care - EOC) - khái niệm chỉ những món quà có giá trị lớn về kinh tế và những khoản giúp đỡ hào phóng mà một số bậc phụ huynh dành cho con cháu đã trưởng thành của mình.
EOC
Nhiều người cung cấp EOC ngày nay đã chứng minh được kỹ năng tích lũy tài sản xuất sắc từ khi cịn trẻ. Nhìn chung, họ rất căn cơ trong chi tiêu và lối sống của bản thân, nhưng lại không truyền lại được điều này cho con cháu. Những bậc phụ huynh này cảm thấy bị thúc ép, thậm chí là có nghĩa vụ phải hỗ trợ tài chính cho con cái cùng gia đình của chúng. Kết quả của sự hào phóng này là họ có tài sản ít hơn đáng kể so với những người cùng độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp nhưng con cái họ độc lập về kinh tế. Nhìn
chung, duy trì việc chu cấp vật chất và tiền bạc khi con cháu đã trưởng thành có thể làm giảm khả năng tích lũy tài sản của cả bên cho lẫn bên nhận.
Người cung cấp EOC thường đinh ninh rằng con cái họ khơng thể duy trì được cuộc sống của tầng lớp trung-thượng lưu nếu không được trợ cấp. Kết quả là ngày càng có nhiều chủ hộ gia đình là con cái của các gia đình giàu có đang nhập vai những kẻ thành đạt của tầng lớp trung-thượng lưu thu nhập cao. Tuy chỉ là cái mã bên ngoài.
Thành phần con nhà giàu này tiêu thụ rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đắt tiền. Từ những ngôi nhà xây theo phong cách cổ xưa ở vùng ngoại ô thượng lưu cho đến những chiếc xe nhập khẩu, từ những câu lạc bộ thể thao ngoài trời sang trọng mà họ tham gia cho đến những trường tư mà con cái họ theo học, họ chính là những bằng chứng sống cho một quy luật đơn giản về EOC: Tiêu tiền của người khác bao giờ cũng dễ hơn tiêu tiền do chính mình
làm ra.
Tình trạng EOC rất phổ biến ở Mỹ. Hơn 46% số người giàu ở Mỹ chu cấp EOC ít nhất là 150.000 đơ-la mỗi năm cho con cháu đã trưởng thành. Gần một nửa số người đã trưởng thành của các gia đình giàu có đang ở độ tuổi dưới 35 năm nào cũng được cha mẹ chu cấp tiền bạc. Tần suất chu cấp có giảm xuống khi những người con nhiều tuổi hơn. Khoảng 1/5 số người ở độ tuổi 45 đến 55 vẫn còn nhận tiền từ cha mẹ. Hãy lưu ý rằng các con số ước tính này dựa trên những chương trình khảo sát được thực hiện với đối tượng là con cái đã trưởng thành của các gia đình giàu có, và rằng những người hưởng EOC này có xu hướng đánh giá thấp cả tần suất lẫn giá trị những món quà mà họ được nhận. Điều thú vị là những người cho EOC thì lại báo cáo tần suất và giá trị tương ứng cao hơn nhiều so với con cái của mình.
Nhiều món q thuộc dạng EOC được trao hết một lần. Ví dụ, ơng bà cha mẹ giàu có tặng con cháu cả bộ sưu tập tiền xu, tem và những món quà tương tự. Khoảng 1/4 bậc phu huynh giàu có đã chọn cách này. Khoảng 45% người giàu chi trả phí y tế/nha khoa của con và/hoặc cháu đã trưởng thành.
Trong mười năm tới, số lượng người giàu ở Mỹ (chỉ tính những người có giá trị tài sản rịng từ 1 triệu trở lên) sẽ tăng nhanh gấp 5 đến 7 lần số hộ gia đình nói chung. Song song đó, người giàu cũng sẽ sinh ra nhiều con cháu hơn đáng kể so với bây giờ. EOC sẽ tăng mạnh. Số lượng danh mục tài sản trị giá từ 1 triệu đô-la trở lên sẽ tăng 246% trong mười năm tới; tổng khối lượng này được định giá trên nhiều nghìn tỉ đơ-la. Nhưng cũng gần như chừng ấy tài sản sẽ được phân phát đi trước khi các bậc phụ huynh triệu phú thành người thiên cổ.
Chi phí cho việc chu cấp EOC cũng sẽ tăng lên rất nhiều trong tương lai. Trường tư, xe hơi xa xỉ, nhà cửa ở vùng ngoại ô thời thượng, dịch vụ nha khoa và thẩm mỹ và nhiều khoản EOC khác đang tăng lên với tốc độ vượt xa chỉ số giá sinh hoạt nói chung.