hàng năm và trọn đời của mình khơng?
Câu hỏi này xuất phát từ một người có giá trị tài sản rịng hàng chục triệu đơ-la mà chúng tơi phỏng vấn cách đây khá lâu. Ơng ấy nói với chúng tơi
rằng ơng bắt đầu mở một công ty bán buôn thực phẩm từ khi mới 9 tuổi. Ông chưa học hết phổ thông, nhưng cũng có được giấy chứng nhận tốt nghiệp có hiệu lực tương đương. Chúng tơi đề nghị ông giải thích về việc mặc dù học hành dở dang nhưng khối lượng tài sản mà ơng tích lũy được giờ đây đã vượt xa 10 triệu đô-la. Và ông trả lời như sau:
“Lúc nào tôi cũng hướng đến một mục tiêu nhất định. Tôi lập ra danh sách rõ ràng các mục tiêu hàng ngày, mục tiêu hàng tuần, mục tiêu hàng tháng, mục tiêu hàng năm và mục tiêu trọn đời. Tơi ln nói với các nhân viên của mình là sống phải có mục tiêu”.
Bà Rule là người sống có mục tiêu. Và hầu hết các triệu phú khác cũng vậy.
Trên thực tế, bà Rule dự định để lại các khoản tiền ăn học cho tất cả các cháu nội ngoại của mình. Bà cũng muốn tận hưởng cuộc sống, kể cả bây giờ lẫn sau khi về hưu. Bà muốn có sự an tồn về mặt tài chính. Về tiền bạc, mục tiêu của bà là tích lũy được 5 triệu đơ-la. Và quan trọng hơn cả là bà biết hàng năm mình cần dành ra bao nhiêu để hồn thành mục tiêu đó.
Nhưng bà có hạnh phúc khơng? Đó là thắc mắc mà chúng tôi thường xuyên đặt ra đối với những triệu phú tiết kiệm. Có, bà hạnh phúc. Bà được đảm bảo về mặt tài chính. Bà hài lịng khi là một phần của cả đại gia đình gắn bó, u thương nhau. Đối với bà, gia đình là tất cả. Cuộc sống và những mục tiêu của bà Rule rất đơn giản. Bà không cần đến một chuyên viên tư vấn kiểm tốn cao cấp thay mình lập ra các mục tiêu, dù đúng là bà vẫn hỏi xin lời khuyên của anh ta trong các nhu cầu chi tiêu của gia đình và cơng ty. Nhưng Robert và Judy, cặp vợ chồng thu nhập cao mà giá trị tài sản ròng thấp của chúng ta, thì thực sự rất cần một nhà tư vấn tài chính sắc sảo để giúp họ thay đổi tư duy trong vấn đề tài chính, thay đổi tình trạng gia đình từ hỗn loạn và chi tiêu vơ độ sang có kế hoạch, hướng đến những mục tiêu rõ ràng, với ngân sách được hoạch định cụ thể và có khả năng kiểm sốt.
Khi ấy liệu họ có hạnh phúc khơng? Chúng tơi khơng biết, nhưng chúng tơi có thể cam đoan với bạn rằng:
Những người độc lập về tài chính thì hạnh phúc hơn những người có cùng nhóm thu nhập và độ tuổi, nhưng tình hình tài chính lúc nào cũng
Rõ ràng là hạnh phúc bắt nguồn từ sự thịnh vượng tài chính. Dường như người độc lập về mặt tài chính rất giỏi hình dung những lợi ích tương lai của việc xác định mục tiêu. Chẳng hạn, bà Rule đã mường tượng thấy cảnh các cháu nội ngoại của mình tốt nghiệp đại học. Bà “trơng thấy” sự thành công của chúng khi bước vào đời. Bà chưa bao giờ nghĩ mình bị phụ thuộc vào người khác về tài chính, kể cả khi chẳng may sau này bà đau yếu đi chăng nữa. Phần lớn các triệu phú khác cũng đặt ra những mục tiêu tương tự như bà.