Friend biết rõ hơn ai hết rằng trong trường hợp thất nghiệp, anh ta chỉ có thể duy trì lối sống đó trong vịng một năm thơi. Chẳng trách mà anh ta làm
việc cật lực như thế và mặc dù đã gần 50 tuổi nhưng anh ta vẫn chưa dám nghĩ đến chuyện về hưu. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa phải đã tuyệt vọng. Friend vẫn có thể tích lũy tài sản được.
Chúng tơi tin là sẽ có ích khi nói cho các UAW biết sự thật trần trụi này: “Bạn thân mến, tài sản của bạn giờ mới chỉ bằng chưa được một nửa con số kỳ vọng của những người có cùng thu nhập và độ tuổi với bạn”. Chắc chắn những thông tin như thế này có thể kích động những UAW vốn có sẵn tính cạnh tranh. Hẳn họ sẽ tức tối khi biết được rằng giá trị tài sản ròng của họ chỉ nằm ở nhóm một phần tư thấp nhất trong số những người có cùng thu nhập và độ tuổi.
Vậy làm sao một người có thể thay đổi khi mà đã trên hai chục năm họ quen hành xử như một UAW?
Trước hết, họ phải thực sự muốn thay đổi. Thứ hai, có thể họ sẽ cần đến
sự giúp đỡ chun mơn. Tốt nhất là họ nên tìm một nhà tư vấn tài chính để lập kế hoạch giúp họ. Trong kịch bản lạc quan nhất, nhà tư vấn sẽ thực sự kiểm soát được hành vi mua sắm của khách hàng. Ban đầu, vị chuyên gia này tiến hành rà sốt những thói quen tiêu dùng của khách hàng trong hai năm gần nhất rồi phân loại và lập bảng biểu cho từng thói quen, sau đó anh ta sẽ tư vấn cho khách hàng của mình. Vị khách sẽ bị đưa vào chương trình cắt giảm triệt để, tức là tất cả các thói quen tiêu dùng đều sẽ được cắt giảm tối thiểu là 15% trong một hoặc hai năm tiếp theo. Hết thời gian này lại tiếp tục cắt giảm thêm. Trong một số trường hợp, nhà tư vấn thậm chí cịn giữ ln cuốn sổ ngân phiếu của khách hàng, tự mình viết và thanh tốn mọi tờ ngân phiếu đó. “Chính sách thắt lưng buộc bụng” không phải là thứ dễ chịu với hầu hết các UAW, nhưng đôi khi đây là cách duy nhất để giải quyết vấn đề.