ƯU TIÊN PHỤ NỮ

Một phần của tài liệu Be Khoa Tu D_ Trieu Phu_530208043C444848AE3CC7AD0D9A8A66 (Trang 97 - 99)

Các bậc cha mẹ triệu phú hiểu rằng ở Mỹ, cơ hội kiếm được thu nhập cao của nam giới và nữ giới rất khác nhau, và họ có xu hướng lên kế hoạch về kinh tế riêng cho con cái. Chúng ta cùng xem những thực tế sau.

Phụ nữ chiếm 46% tổng số người lao động ở Mỹ nhưng chỉ chiếm chưa đến 20% số người có thu nhập hàng năm từ 100.000 đô-la trở lên. Số nam giới đạt được mức thu nhập tương đương vẫn cao gấp năm lần nữ giới.

Tỷ lệ phụ nữ tốt nghiệp các trường chuyên ngành đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, bằng cấp chuyên môn cao khơng đồng nghĩa với thu nhập cao. Một chương trình điều tra dân số gần đây cho biết: “Khoảng cách về thu nhập vẫn còn tồn tại rõ rệt ngay cả với số người có bằng cấp

chuyên môn”. Thu nhập của phụ nữ công tác ở những nghề nghiệp mang tính chun mơn chỉ bằng 49,2% mức của nam giới.

Trong 20 nghề nghiệp có thu nhập cao nhất, tính bình qn, phụ nữ đều kiếm được ít hơn đáng kể so với giới mày râu, trung bình chỉ bằng 52% thu nhập của nam giới.

Đại đa số các phụ nữ khơng đi làm có thu nhập hàng năm từ 100.000 đô-la trở lên là do được thừa kế tài sản hoặc nhận được trợ cấp tài chính đáng kể từ cha mẹ, ơng bà cũng như từ chồng mình. Nguồn thu nhập của họ thường là lãi suất, cổ tức, lợi nhuận vốn, thu nhập thuần từ việc cho thuê và những nguồn tương tự khác.

Phụ nữ sở hữu gần 1/3 tổng số công ty nhỏ ở Mỹ. Tuy nhiên, khoảng 2/3 trong số những cơng ty này có doanh thu hàng năm dưới 50.000 đơ-la.

Những con số khách quan trên đã cho thấy khá rõ vấn đề. Ở Mỹ, phụ nữ ở thế bất lợi trong việc kiếm được thu nhập cao. Một phần sự chênh lệch trong thu nhập có thể được lý giải bằng những định kiến trong thị trường kinh tế. Nhưng chỉ mình định kiến thì khơng thể nào giải thích đầy đủ thực tế rằng trong tốp 1% phân phối thu nhập, cứ năm nam thì mới có một nữ. Có thể ngun nhân của sự bất bình đẳng tồn tại dai dẳng này xuất phát từ xu hướng trợ cấp cho con gái của các bậc cha mẹ triệu phú.

Con gái của những người giàu có xu hướng khơng tự gây dựng sự nghiệp riêng cho mình. Trong nhiều thập kỷ qua, những hộ gia đình triệu phú ln được xây dựng theo mơ hình sau đây: Hơn 80% gồm có một cặp vợ chồng và con cái, trong đó người vợ khơng đi làm tồn thời gian. Thơng điệp mà con gái họ nhận được qua thực tế này là: “Mẹ không làm việc mà bố mẹ vẫn sống với nhau, thế nên chắc là mình cũng khơng nên đi làm”. Thật khó phản bác được một kết luận hợp lý như vậy. Thực tế thì mơ hình này hoạt động rất tốt ở các gia đình giàu có truyền thống. Tỷ lệ ly dị của những cặp vợ chồng giàu có cũng thấp hơn nhiều so với mức bình quân.

Mơ hình “cha đi làm, mẹ nội trợ” thường được con cái của những cặp vợ chồng này sao chép nguyên xi, cả con trai lẫn con gái. Với con gái, nhiều bậc phụ huynh triệu phú thực sự khuyến khích con khơng đi làm, không phải gây dựng sự nghiệp riêng, cũng như không cần độc lập cả về kinh tế lẫn tâm lý. Qua thời gian, với những sự việc mơ hồ rất khó nhận biết, họ đã truyền cho con gái mình cái đặc tính “phụ thuộc” qua những thơng điệp kiểu như:

Đừng lo! Nếu con khơng muốn có sự nghiệp riêng thì con khơng phải lo lắng gì về tiền bạc. Cha mẹ sẽ giúp đỡ con về mặt tài chính.

Nếu con khơng có sự nghiệp, nếu con gặt hái được một thành cơng to lớn nào đó và trở nên độc lập, con sẽ khơng nhận được bất kỳ món tiền đáng kể hoặc phần tài sản thừa kế nào từ cha mẹ nữa.

Nhiều phụ huynh cho rằng chẳng có gì sai khi chu cấp cho con cái đã trưởng thành. Điều này đúng, tuy nhiên chỉ trong trường hợp người nhận vốn đã có lối sống kỷ luật và chứng minh được rằng mình có thể tự lo liệu cuộc sống tươm tất mà khơng cần tiền của người khác. Ví dụ, việc nhận tiền chu cấp sẽ có tác động như thế nào đến con cái khi mà họ đã tự rèn luyện bản thân rất tốt và xuất sắc trong lĩnh vực mình chọn? Có lẽ tác động sẽ

khơng đáng kể, bởi họ đã đủ chín chắn, mạnh mẽ để xử lý vấn đề tiền bạc, dù của bản thân hay của bất cứ ai.

Một phần của tài liệu Be Khoa Tu D_ Trieu Phu_530208043C444848AE3CC7AD0D9A8A66 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)