Sản phẩm của EOC

Một phần của tài liệu Be Khoa Tu D_ Trieu Phu_530208043C444848AE3CC7AD0D9A8A66 (Trang 90 - 91)

Điều gì xảy ra khi “những đứa trẻ yếu ớt” trưởng thành? Chúng thường thiếu tính sáng tạo. Đa số trường hợp, chúng khơng kiếm được bao nhiêu tiền nhưng lại có khuynh hướng tiêu xài rất mạnh. Đó là lý do vì sao chúng cần đến những khoản trợ cấp kinh tế để duy trì mức sống mà chúng đã quen được hưởng khi còn ở nhà cha mẹ. Một lần nữa, chúng tôi nhắc lại rằng:

Những đứa con trưởng thành càng được cho nhiều tiền thì càng tích lũy được rất ít, trong khi những người được cho ít hơn lại tích lũy được

nhiều hơn.

Mối tương quan này đã được chứng minh bằng các số liệu thống kê. Tuy vậy, nhiều phụ huynh vẫn nghĩ rằng tài sản của họ có thể tự động biến con cái thành những người tự chủ về kinh tế. Họ đã nhầm. Sự nề nếp, tính kỷ luật cũng như đầu óc sáng tạo khơng thể mua được bằng tiền như xe cộ hay quần áo.

Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cho quan điểm của chúng tôi.

Một cặp vợ chồng giàu có nhất quyết đem đến cho con gái họ, cơ BPF, mọi lợi thế có thể. Khi cơ BPF tỏ ý muốn mở cơng ty riêng, cha mẹ cô đã bỏ tiền ra để giúp cô, bởi họ không muốn cơ phải vay nợ hay gặp bất cứ khó khăn tài chính nào. Cơ BPF khơng phải đóng góp gì cả. Khơng chỉ có thế, cha mẹ cơ cịn tiếp tục cấp vốn cho việc kinh doanh của cô, hỗ trợ luôn cả tiền sinh hoạt. Công ty đem về cho cơ BPF 50.000 đơ-la mỗi năm, cịn cha mẹ cô vẫn chu cấp thêm gần 60.000 đô-la dưới dạng tiền mặt và các dạng khác.

Kết quả của “môi trường lý tưởng” này là giờ đây, cô BPF đã gần bốn mươi tuổi nhưng vẫn sống trong nhà của cha mẹ, và cha mẹ cơ vẫn rót tiền cho công ty của cô với niềm tin rằng một ngày nào đó, cơ BPF sẽ thực sự độc lập.

Về vấn đề này, chúng tôi không được lạc quan như cha mẹ của cô, bởi lẽ những doanh nhân thành công nhất không giống như cô BPF.

Mua một chiếc xe giá 45.000 đô-la mà không cần thương lượng giá cả hoặc các điều khoản.

Chi 5.000 đô-la cho một chiếc đồng hồ đeo tay, 2.000 đô-la cho một bộ quần áo và 600 đô-la cho một đôi giày.

Trả hơn 7.000 đô-la lãi suất dư nợ trên thẻ tín dụng.

Trả hơn 10.000 đơ-la các loại phí tham gia những câu lạc bộ thể thao ngoài trời ở địa phương.

Liệu có bao nhiêu người đang ở giai đoạn khởi nghiệp mà đạt được những gì cơ BPF đạt được chỉ trong một năm? Hầu như chẳng mấy ai làm được.

Công ty của cô BPF cũng không hẳn là thành công khi liên tục nhận những khoản trợ cấp lớn từ cha mẹ cô, một cách trực tiếp và gián tiếp. Những điều kiện lý tưởng mà họ tạo ra cho cơ chính là bước khởi đầu để cơ tiêu xài mạnh tay cho các sản phẩm xa xỉ. Cô cũng không mấy tâm huyết với cơng ty mình.

Xét về lý thì cơ BPF chẳng có mấy nỗi lo, bởi cơ có khoản chu cấp hào phóng từ cha mẹ, ấy vậy mà lúc nào cô cũng nơm nớp sợ hãi. Cô cho chúng tôi biết, cơ có đến 12 nỗi sợ lớn. Và đây là vài nỗi sợ điển hình của cơ BPF:

Tài sản của cha mẹ bị đánh thuế nặng nề; Phải cắt giảm đáng kể trong mức sống; Công ty lụn bại;

Khơng đủ tài sản tích lũy để an tâm nghỉ hưu;

Bị anh em ruột ganh ghét vì được cha mẹ hỗ trợ tài chính nhiều hơn. Như vậy, cha mẹ cơ BPF đã khơng đạt được mục tiêu là để con gái họ “không bao giờ phải lo nghĩ”. Phương pháp mà họ áp dụng đã cho ra kết quả ngược lại. Người ta thường cố che chắn để con mình khỏi đối mặt với những khó khăn kinh tế, nhưng thái độ bảo bọc đó lại thường tạo nên những con người luôn bất an về tương lai.

Một phần của tài liệu Be Khoa Tu D_ Trieu Phu_530208043C444848AE3CC7AD0D9A8A66 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)