không nhận EOC
Những người đều đặn được cha mẹ cho tiền hoặc những thứ tương tự thường rất lạc quan về tình hình kinh tế của mình. Trạng thái lạc quan này liên quan mật thiết với nhu cầu tiêu tiền của họ. Nhưng phần lớn số tiền này họ lại khơng sẵn trong tay, mà nó là khoản EOC của ngày mai. Và họ đã phản ứng bằng cách sử dụng những chiếc xe mua chịu để xoa dịu những vấn đề về dịng tiền của mình, đồng thời có xu hướng sống trong sự giả định rằng một ngày nào đó mình sẽ được thừa kế một khoản kếch sù - không như những người không nhận được EOC, vốn ít trơng chờ “món quà” này.
Măc dù tổng thu nhập hàng năm của hộ gia đình chỉ bằng 91% và tổng giá trị tài sản ròng chỉ bằng 81% so với nhóm khơng nhận EOC, nhưng những người nhận EOC lại có xu hướng vay mượn cao hơn đáng kể. Khoản vay này được dùng cho mục đích tiêu dùng chứ không phải đầu tư. Ngược lại, những người không nhận EOC lại vay mượn để đầu tư nhiều hơn. Mặt khác, trong gần như tất cả những loại sản phẩm dịch vụ tín dụng có thể hình dung ra được, những người nhận EOC thực hóa tổng thu nhập của họ nhiều hơn người không nhận EOC. Điều này được áp dụng cho cả tần suất sử dụng tín dụng lẫn số tiền thực tế phải trả cho lãi suất dư nợ. Nó cũng áp dụng cho cả những khoản vay cá nhân và phần chưa thanh toán của số tiền nợ trên thẻ tín dụng. Người nhận EOC và không nhận EOC không khác nhau nhiều trong cách sử dụng dịch vụ cho vay mua nhà hoặc trong cách phân bổ tiền cho những mục đích như vậy. Tuy nhiên, thành phần được cho tiền mua nhà cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong nhóm những người nhận EOC.
4. Người nhận EOC đầu tư ít hơn nhiều so với người khơng nhậnEOC EOC
Kết quả khảo sát cho thấy mỗi năm, những người nhận EOC đầu tư ít hơn 65% so với những người không nhận EOC. Đây là con số ước tính hết sức dè dặt vì cũng như nhiều người lạm dụng tín dụng khác, những người nhận EOC thường phóng đại số tiền mình đầu tư. Ví dụ, họ thường quên cộng thêm những khoản mua tín dụng lớn khi tính tốn tổng chi tiêu thực tế và thói quen đầu tư.
Tuy nhiên, chuyện gì cũng có ngoại lệ. Các giáo viên và giảng viên đại học nhận EOC vẫn duy trì được nếp sống tiết kiệm ngang với các đồng nghiệp khơng nhận EOC, thậm chí cịn tiết kiệm hơn. Khả năng họ tiết kiệm và đầu tư khoản tiền nhận được từ cha mẹ của họ cao hơn nhiều so với những người nhận EOC trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.
Như chúng tơi đã nói, những người nhận EOC thuộc diện khách hàng “siêu tiêu dùng” và có khuynh hướng vay nợ. Mức sống của họ cao hơn nhiều so với mức bình quân của những người khác có thu nhập tương đương. Nhưng người ta thường nghĩ một cách sai lầm rằng những người nhận EOC chỉ quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của mình. Điều này khơng đúng. Bình quân, người nhận EOC quyên góp từ thiện nhiều hơn đáng kể so với những người khác có cùng thu nhập. Ví dụ, những người nhận EOC có thu nhập hàng năm của hộ gia đình là 100.000 đơ-la thường qun góp 6% trong số đó cho các mục đích từ thiện, trong khi mức bình qn của tất cả những hộ gia đình có cùng thu nhập chỉ là khoảng 3%. Con số 6% tương đương với mức qun góp từ thiện bình qn của những hộ gia đình có thu nhập hàng năm từ 200.000 đơ-la đến 400.000 đơ-la.
Nhưng cho dù hào phóng hay khơng thì những người nhận EOC cũng tiêu dùng nhiều hơn, vì thế họ có ít tiền để đầu tư hơn. Một người có ít tiền hoặc khơng có tiền đầu tư nhưng giỏi nắm bắt cơ hội đầu tư sẽ thu được nhiều lợi ích. Đây chính là trường hợp mà một giảng viên trẻ chuyên ngành kinh doanh mới đây đã gặp phải.
Anh, một người nhận EOC, được yêu cầu dạy một khóa về đầu tư trong một chương trình liên thơng. Thính giả của anh là những người có học vấn và thu nhập cao. Anh trình bày về rất nhiều chủ đề khác nhau, từ nguồn thông tin đầu tư đến cách thức định giá cổ phiếu chào bán của nhiều tập đồn cổ phần hóa. Thính giả hết lời khen ngợi. Trong lĩnh vực chun mơn của mình, anh được đào tạo rất tốt. Anh có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh, chun ngành tài chính. Tuy nhiên, khi khóa học gần kết thúc, một thính giả đã hỏi anh một câu đơn giản:
- Tiến sĩ E., tơi có thể hỏi về danh mục đầu tư cá nhân của ông được khơng? Ơng đầu tư vào những gì?
- Hiện tại, tôi không đầu tư gì nhiều. Tơi q bận với việc trả nốt hai khoản vay mua nhà, một khoản vay mua xe hơi, tiền học phí…
Về sau, một thành viên trong lớp đó nói với chúng tơi:
- Chẳng khác gì mấy gã viết sách về những chiêu thức thu hút phụ nữ. Hóa ra anh ta chẳng quen được cơ nào trơng ưa nhìn một tí.
Bạn có thể thắc mắc tại sao các cố vấn tài chính của những người nhận EOC tích lũy tài sản kém lại khơng nhấn mạnh vào sự tiết kiệm. Vì trong hầu hết các trường hợp, phạm vi tập trung của cố vấn đầu tư rất hạn hẹp. Họ bán các dự án đầu tư và đưa ra lời khuyên đầu tư. Họ không dạy khách hàng sống tiết kiệm và dự trù ngân sách. Nhiều người thấy bối rối khi nói với khách hàng rằng lối sống của ông ta quá xa hoa.
Công bằng mà nói, nhiều người có thu nhập cao cũng như cố vấn tài chính của họ khơng hề biết một người ở độ tuổi nhất định và kiếm được mức thu nhập nhất định thì nên có bao nhiêu tài sản. Thêm vào đó, các cố vấn tài chính thường khơng biết rằng mỗi năm khách hàng của họ nhận được những khoản chu cấp đáng kể từ cha mẹ. Dựa vào báo cáo thu nhập của khách hàng, họ chỉ có thể đưa ra lời khuyên như sau:
“Chà, ông Bill ạ, ở tuổi bốn mươi tư và kiếm được 70.000 đơ-la một năm thế này thì ơng đang làm khá tốt đấy. Bằng chứng là ơng có một ngôi nhà xinh xắn, du thuyền, mấy chiếc xe hơi nhập khẩu, các khoản qun góp từ thiện, và thậm chí là danh mục đầu tư của ông nữa”.
Nhưng chắc người cố vấn sẽ không cảm thấy thế nữa nếu Bill nói cho anh ta biết về khoản trợ cấp khơng phải đóng thuế 20.000 đơ-la mà ơng ta nhận được hàng năm từ cha mẹ mình!
Điều quan trọng ở đây là phải nhấn mạnh vào một vấn đề xuất hiện xuyên suốt cuốn sách. Không phải tất cả con cái trưởng thành của các triệu phú đều là UAW. Thường chỉ có người nào được cha mẹ cho thật nhiều tiền để duy trì mức sống cao mới trở thành UAW. Nhưng vẫn có nhiều người khác có cha mẹ là triệu phú nhưng lại trở thành PAW. Ta có thể thấy điều này ở những bậc phụ huynh sống tiết kiệm, nề nếp và truyền lại những phẩm chất này, cùng với sự độc lập, cho con cái họ.
Tuy nhiên, báo chí đại chúng lại thường vẽ ra một bức tranh khác hẳn. Họ rất hay chờ chực những câu chuyện kiểu Abe Lincoln(*). Họ bi kịch hóa
hồn cảnh xuất thân và một người có thể từ tầng lớp lao động gặt hái được thành công. Họ đưa ra các bằng chứng mang hơi hướng giai thoại rằng quá trình tơi luyện trong nghèo khó là điều kiện tiên quyết để trở thành một triệu phú ở Mỹ. Nếu điều đó đúng thì chắc ngày nay nước Mỹ phải có ít nhất 35 triệu hộ gia đình triệu phú rồi. Nhưng chúng ta biết con số thực chỉ bằng khoảng 1/10 con số giả tưởng đó thơi. Và hầu hết các triệu phú là con
cái của những người không phải triệu phú - luận điểm này có lý, bởi số
người khơng phải triệu phú cao gấp 30 lần số triệu phú.