7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.3.6. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Công tác GDKNS cho HS được thực hiện có kết quả hay không là phụ thuộc vào phương pháp GDKNS. Phương pháp GDKNS là cách thức hoạt động, giao lưu giữa GV và HS, giữa HS và HS nhằm thực hiện nhiệm vụ GDKNS. Để hoạt động GD KNS đạt hiệu quả cao, GV cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung của từng loại kỹ năng sống.
Có rất nhiều PP để áp dụng đối với HS tiểu học, nhưng do đặc thù KNS là sản phẩm của quá trình HĐ thực tiễn nên trong quá trình GD KNS cần sử dụng các PP tạo ra sự tương tác cao để HS được tham gia một cách chủ động,
25
tích cực; qua đó hình thành và phát triển các KNS cần thiết cho các em. Có thể vận dụng các PP cơ bản sau:
- Phương pháp giải quyết vấn đề: là PP xem xét, phân tích những vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình. Khi ta đã biết cách sử dụng PP giải quyết vấn đề thì ta có thể hoạch ra những cách thức giải quyết vấn đề cụ thể mà ta gặp phải trong thời gian sống hàng ngay.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Là một PP được sử dụng rộng rãi
nhằm giúp cho mọi người tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, HS có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. PP này phát triển năng lực tư duy sáng tạo, KN giao tiếp tự nhận thức và KN ra quyết định, giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
- Phương pháp trị chơi: là một PP rất có hiệu quả để thu hút sự chú ý của mọi người. Trong cuộc chơi mọi người điều bình đẳng và đều cố gắng để thể hiện “hết mình”. Vì vậy nó cịn là PP để tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý và có thể cịn giảm mệt mọi trong q trình học tập. PP này tăng cường khả năng chú ý của học sinh, nâng cao hứng thú của người học, góp phần giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập; tăng cường khả năng giao tiếp giữa học viên với học viên, giữa giáo viên với người học.
- Phương pháp giải quyết tình huống: là PP giúp HS biết ứng phó và giải quyết những tình huống gặp phải trong cuộc sống, có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
- Phương pháp nêu gương: là PP dùng những tấm gương mẫu mực, cụ thể trong đời sống để kích thích HS bắt chước, làm cơ sở, chỗ dựa quan trọng cho HS khi ý thức của HS chưa hình thành đầy đủ.
- Phương pháp trò chuyện: là PP tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa GV và HS về các chủ đề KNS, thẩm mĩ dựa trên một hệ thống câu hỏi nhất định. Qua trò chuyện, trao đổi với HS có thể biết được ý thức, thái độ,
26 động cơ, hành vi, thói quen của HS.
- Phương pháp cùng tham gia : HS cùng tham gia các HĐ học tập để cùng tìm ra nguồn thơng tin thích hợp phục vụ cho việc tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Trong PP này, HS tiểu học sẽ được tham gia vào các HĐ học tập do GV thiết kế dựa trên mục tiêu, nội dung, tính chất các chủ đề GD, căn cứ vào trình độ HS và điều kiện, hồn cảnh cụ thể của lớp học, nhà trường.
- Phương pháp trải nghiệm: là PP GV tạo cơ hội cho HS được hồi
tưởng lại những gì mà các em đã trải qua trong cuộc sống hoặc đặt các em trước nhiều tình huống để giải quyết theo nhóm, thơng qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh…Qua đó, các em được thực hành bài học theo những tình huống của cuộc sống, tự quyết định với sự giúp sức của nhóm theo hướng tích cực.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: là tổ chức cho người học nghiên cứu một câu chuyện, mơ tả một tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hoặc trên băng hình từ đó giúp HS tìm ra cách giải quyết xử lí vấn đề một cách hợp lí, hiệu quả.
- Phương pháp dạy học theo dự án: là PP trong đó HS thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm HĐ có thể giới thiệu.
Trong quá trình vận dụng các PP trên để GD KNS cho HS tiểu học, GV có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của HS như : kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật phòng tranh; kĩ thuật mảnh ghép; kĩ thuật trình bày một phút; kĩ thuật động não.
27
riêng. Vì vậy, tùy theo từng HĐ cụ thể và tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường, tùy theo từng đối tượng HS và GV lựa chọn và sử dụng PP, kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp.
1.3.7. Các lực lượng giáo dục tham gia vào công tác hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là GD KNS ở học sinh. Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường GD đảm bảo sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình phát triển nhân cách, tránh mâu thuẫn, tránh sự tách rời, gây nên tình trạng nghi ngờ, vơ hiệu hố lẫn nhau, gây dao động, hoang mang đối với cá nhân trong việc tiếp thu, lựa chọn các giá trị đạo đức tốt đẹp.
- Gia đình có ưu thế đối với việc hình thành KNS trong quan hệ ứng xử, định hướng nghề nghiệp, … nhà trường có ưu thế trong việc GD các chuẩn mực đạo đức, các ý thức công dân, phát triển KNS, giáo dục con người một cách toàn diện…
- Các đoàn thể xã hội giúp học sinh thực hành và kiểm nghiệm những KNS đã học được trong nhà trường với thực tiễn trong đời sống xã hội, rèn luyện KNS trong thực tế làm cho kỹ năng của các em phong phú và đa dạng hơn.
- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và lực lượng giáo dục trong xã hội sẽ thống nhất được mục tiêu, kế hoạch giáo dục, GD KNS cho học sinh của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh, cơ sở sản xuất, với các đoàn thể, các cơ quan văn hố giáo dục ngồi nhà trường.
1.3.8. Cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục kỹ năng sống
28
nên chất lượng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường vì bản thân nó sẽ chi phối đến kết quả đầu vào cũng như kết quả quá trình và cuối cùng là kết quả đầu ra . Một trường học nếu cơ sở vật chất nghèo nàn; thiết bị dạy học thiếu thốn, lạc hậu; năng lực tài chính kém , sử dụng thiếu hiệu quả sẽ không thể tổ chức tốt hoạt động GD KNS cho HS. Các tác động trong quá trình GD KNS cho HS sẽ khó phát huy tác dụng vì cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính khơng đáp ứng u cầu cần và dễ thấy sẽ kéo theo chất lượng đầu ra không cao. Từ đó, sự quan tâm, đầu tư của xã hội đối với nhà trường sẽ giảm theo.