Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 99 - 104)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu

3.2.7. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra,

giá trong công tác giáo dục kỹ năng sống

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Tiêu chí đánh giá giúp quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá được thuận lợi. GD KNS đến đâu và hiệu quả GD đó như thế nào, đồng thời đánh giá được hiệu quả của cơng tác quản lý để có những điều chỉnh cho phù hợp giúp tăng hiệu quả của các hoạt động đề ra.

Việc đánh giá học sinh qua hoạt động GD KNS sẽ góp phần đánh giá chất lượng GD nói chung. HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng của mình, từ đó GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn.

Đối với các cấp quản lý việc đánh giá HS qua GD KNS là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện, đồng thời thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế của kế hoạch kiểm tra, thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐ GD KNS mà mình đã xây dựng. Từ đó tìm ra ngun nhân và có hướng điều chỉnh, khắc phục để việc GD KNS sống ngày càng có những kết quả tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

3.2.7.2 Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Trong q trình thực hiện cơng tác dựa trên kế hoạch đề ra trong năm học, ban giám hiệu sẽ tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý và thực hiện GD KNS để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình, theo từng giai đoạn và theo từng công việc.

88 Đối với việc xây dựng hệ thống tiêu chí:

Dựa vào kế hoạch q u ả n l ý c ô n g t á c g i á o d ụ c k ỹ n ă n g s ố n g , ban giám hiệu nhà trường xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá công tác QL GD KNS của ban giám hiệu nhà trường tập trung chủ yếu đánh giá việc chỉ đạo, tổ chức các HĐ GD KNS cho HS.

Dựa vào nội dung g i á o d ụ c k ỹ n ă n g s ố n g và mục tiêu đề ra xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng của học sinh chủ yếu tập trung vào đánh giá thái độ, kỹ năng, hành vi thể hiện kỹ năng sống trong các tình huống thực của cuộc sống hoặc trong các tình huống giả định.

Có nhiều cách xây dựng tiêu chí đánh giá nhưng để tiện cho việc kiểm tra đánh giá thì tiêu chí đánh giá cần định lượng được số lượng và chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ của kế hoạch đề ra.

- Hình thức đánh giá

+ Đánh giá công tác quản lý và đ á n h g iá v i ệ c thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của giáo viên (gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.)

+ Đánh giá kỹ năng sống của học sinh bao gồm cả đánh giá tổng kết (đánh giá định kì ) và đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập, rèn luyện).

+ Kết quả đánh giá công tác quản lý và đánh giá giáo viên được xếp loại: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu

+ Kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng sống của học sinh tiểu học được xếp thành 3 mức để phù hợp với Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT

89

căn cứ vào nội dung QL công tác GD KNS được xác định của đề tài, căn cứ vào quy định về nhiệm vụ, chức năng của CBQL, GV và nhiệm vụ của HS (Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học); căn cứ vào nội dung QL nhà nước về GD, tác giả đề xuất tiêu chí đánh giá cơng tác QL và thực hiện GD KNS ở trường tiểu học như sau: (Thang điểm đánh giá được tính theo thang điểm đánh giá hiện hành tối đa là 10 điểm tối thiểu là 0 điểm.

Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học

TT Tiêu chí đánh giá

Mức độ thực hiện/ thang điểm 10 Tốt Khá TB Yếu Kém Không

TH I Công tác quản lý

1 Hồ sơ quản lý hoạt động GD KNS 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

2 Bộ máy quản lý đủ cơ cấu, thành phần 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0 3 Phân công cụ thể từng thành phần trong

bộ máy

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

4 Kế hoạch GD KNS 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

5 Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

6 Có tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý, tổ chức thực hiện và tiêu chí đánh giá chất lượng KNS của HS

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

7 Ban giám hiệu có sổ theo dõi, đánh giá việc thực hiện GD KNS của GV và HS, có hồ sơ lưu

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

8 Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV kiến thức, kĩ năng GD KNS

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

9 Có đầu tư CSVC, tài chính cho cơng tác GD KNS

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

10 Có kế hoạch và tổ chức phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường GD KNS cho học sinh

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

II Công tác GD KNS cho HS của giáo viên chủ nhiệm

1 Có kế hoạch giáo dục KNS cho HS 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

90

TT Tiêu chí đánh giá

Mức độ thực hiện/ thang điểm 10 Tốt Khá TB Yếu Kém Không

TH

nội dung lồng ghép GD KNS

3 Thực hiện GD KNS theo kế hoạch 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

4 Có sổ theo dõi chất lượng GD KNS của HS.

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

III Kết quả GD KNS của học sinh

1 Hiểu và thực hiện các kĩ năng được giáo dục thành thạo

9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0

2 Có KN xử lý các tình huống cụ thể 9;10 7;8 5;6 3;4 1;2 0 Khi đã có tiêu chí đánh giá và nội dung đánh giá, ban giám hiệu tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, kế hoạch này nên bám vào tiến trình thời gian của năm học, điều này cho phép ban giám hiệu đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ dựa vào chuẩn đánh giá ở các thời điểm khác nhau, từ đó phát hiện ra những sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên để làm tốt công việc này thì ban giám hiệu phải xây dựng được cơ chế kiểm tra.

- Cơ chế kiểm tra gồm:

Thứ nhất là lực lượng tham gia vào công tác kiểm tra có đủ các thành phần nhà trường, CMHS;

Thứ hai là trong việc kiểm tra cần có sự phân cơng trách nhiệm một cách

rõ ràng, có sự phối hợp và thống nhất giữa các thành viên trong đoàn kiểm tra;

Thứ ba là trong quá trình tổ chức kiểm tra đánh giá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất, giữa kiểm tra trực tiếp với kiểm tra gián tiếp;

Thứ tư là ban giám hiệu phải đánh giá được việc thực hiện quá trình kiểm tra, đánh giá đã bám sát vào chuẩn hay chưa, có phản ánh đúng thực chất kết quả của công tác GD KNS. Sau khi có kết quả, ban giám hiệu cần

91

có sự điều chỉnh hoặc là phát huy, hoặc là uốn nắn, xử lý để công tác kiểm tra, đánh giá ngày càng được thực hiện tốt hơn.

- Nội dung kiểm tra gồm:

+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch GD KNS của các LLGD trong nhà trường. Nếu các LLGD làm tốt việc lập kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, việc GD KNS sẽ được tiến hành nhịp nhàng theo tiến độ đã đề ra.

+ Kiểm tra nội dung, hình thức tổ chức GD KNS. Nội dung bám theo kế hoạch chung của nhà trường và mục tiêu dạy học, giáo dục của từng bài, từng hoạt động phù hợp với điều kiện của trường, lớp.

+ Kiểm tra giáo án, kế hoạch HĐ GD. Nội dung, hình thức tổ chức việc GD KNS trong các mơn học sẽ được mơ hình hóa trong giáo án, kế hoạch của các LLGD. Vì vậy sẽ đánh giá được phần nào chất lượng của hoạt động này.

+ Kiểm tra tiến độ thực hiện.

+ Kiểm tra chất lượng GD KNS trong dạy học, GD. Đây là khâu quan trọng nhất. Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng các HĐ dạy học, GD của các LLGD và HĐ học tập của HS thông qua các bài dạy và chất lượng giáo dục HS.

+ Phát hiện sai sót, lệch lạc, tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Tổng kết, khen thưởng các cá nhân và tập thể trong việc thực hiện kế hoạch, chương trình đã đề ra. Nội dung tổng kết gồm: đánh giá công tác QL của CBQL, công tác tổ chức các HĐ dạy học và GD của GV, nhân viên và các LLGD khác, đánh giá KNS của HS. Trên cơ sở đó, chỉ ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục các yếu kém. Cách làm cụ thể là chỉ đạo phó hiệu trưởng và các tổ trưởng dựa trên cơ sở kiểm tra, đánh giá GV, nhân viên, đề nghị khen thưởng. Hiệu trưởng cùng với liên tịch xem xét và ra quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật hoặc đề xuất với cấp trên.

92

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp

- Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá cơng tác GD KNS, ngồi việc xây dựng được tiê u chuẩn, nội dung, kế hoạch kiểm tra, đánh giá… thì mỗi giai đoạn học tập, rèn luyện, cụ thể ở đây là đánh giá cuối học kì và cuối năm cần phải có các điều kiện sau để tổ chức như: kinh phí, thời gian, nhân lực và phương tiện thực hiện. Trong bốn yếu tố vừa nêu thì các yếu tố thời gian và kinh phí là những điều kiện đảm bảo quan trọng, quyết định biện pháp có thể đem ra triển khai thực hiện được hay khơng cịn nhân lực thì quyết định sự thành công của biện pháp đạt được đến đâu và đến mức độ nào.

- Yêu cầu cấp thiết là các tiêu chí được xây dựng phải bảo đảm tính khách quan và chính xác, xuất phát từ tình hình thực tế thực hiện các HĐ GD KNS của HS nhà trường, công tác QL và các văn bản hướng dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)