Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Căn cứ vào các yếu tố cấu trúc của GD KNS cho HS tiểu học, QL công tác GDKNS cho HS tiểu học bao gồm các nội dung sau:

1.4.1. Quản lý về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Mục tiêu QL cơng tác GD KNS phải hướng tới việc hình thành và củng cố các năng lực chủ yếu đáp ứng mục tiêu GD và phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để đạt hiệu quả cao trong QL công tác GDKNS cho HS tiểu học, trước hết, các CBQL cần phải quán triệt mục tiêu GDKNS cho HS. Mục tiêu GDKNS cho HS nói chung là: trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và KN phù hợp, trên cơ sở đó, hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và HĐ hàng ngày; tạo cơ hội để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Mục tiêu GD KNS cho HS tiểu học xuất phát từ mục tiêu GD KNS cho HS nói chung, đó là: nhằm bước đầu hình thành hệ thống KNS cho HS tiểu học (các KN cá nhân, các KN xã hội và các KN công việc), giúp các em thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

29

1.4.2. Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học sống cho học sinh tiểu học

QL nội chương trình HĐ GD KNS cho HS cần tập trung vào những vấn đề chung về KNS và GD KNS cho HS nhà trường. Muốn xây dựng được nội dung, chương trình kế hoạch HĐ GD KNS trước hết cần phải bám sát vào các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT quy định, nắm chắc HĐ dạy học của nhà trường, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và cơ sở vật chất của nhà trường, các cơng tác trọng tâm. Từ đó tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV về nội dung chương trình, chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch theo chủ đề GD KNS phù hợp với HS tiểu học. Thường xuyên tổ chức dự giờ để trao đổi, góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện nội dung chương trình GD KNS.

QL về kế hoạch công tác GD KNS bao gồm: QL việc xây dựng kế hoạch HĐ thường xuyên, kế hoạch HĐ theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu tư CSVC cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả GD KNS.

Để thực hiện tốt việc QL kế hoạch, nội dung chương trình HĐ GD KNS cho HS, các CBQL cần nắm vững kế hoạch, nội dung chương trình HĐ GD KNS cho HS; phổ biến và tổ chức cho GV, nhân viên và các đối tượng liên quan tham gia nghiên cứu, trao đổi về kế hoạch, chương trình; tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo việc xây dựng các loại kế hoạch, chương trình cụ thể; chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình; kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học sinh tiểu học

30

trình tổ chức HĐ GD KNS để đạt đến kết quả như mong muốn. Đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận, cá nhân chọn lựa PP thích hợp cho từng loại KNS, QL GV bộ môn trong việc tích hợp GD KNS vào môn học; tổ chức tuyên truyền, cổ động, giới thiệu thông tin về KNS; tạo điền kiện cho các tổ chức đoàn thể tổ chức các HĐ ngoại khóa về KNS , đi tham quan dã ngoại, chăm sóc di tích lịch sử, lao động cơng ích, các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động văn nghệ thể dục, thể thao…; tổ chức thi tìm hiểu về KNS trong các dịp lễ hội hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Tổ chức buổi nói chuyện với HS về KNS để thu hút HS tham gia HĐ GD KNS.

1.4.4. Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

QL sự phối hợp các LLGD trong công tác GD KNS cho HS tiểu học là quản lý CBQL, GV, NV, cha mẹ HS, các lực lượng khác và QL mối quan hệ giữa các lực lượng GD trong công tác GD KNS. Trong các nội dung QL, đây được coi là nội dung QL quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của công tác QL . QL sự phối hợp các LLGD trong công tác GD KNS bao gồm:

- Quản lý CBQL trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá công tác GDKNS

- Quản lý các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường (Chi bộ, Cơng đồn, Đồn thanh niên,...) trong các hoạt động có liên quan đến GD KNS

- Quản lý GV trong dạy học và GD có liên quan đến nội dung GDKNS - Quản lý tổng phụ trách trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động Đội, Sao và các hoạt động khác có liên quan đến GDKNS

- Quản lý nhân viên nhà trường (văn thư, bảo mẫu, bảo vệ, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn,...) trong các hoạt động có liên quan đến GD KNS; QL

31

cha mẹ HS trong việc phối hợp GD KNS cùng với nhà trường;

- QL các LLGD khác trong xã hội trong việc phối hợp với nhà trường và gia đình để thực hiện cơng tác GD KNS cho HS.

Để công tác QL sự phối hợp các LLGD trong GD KNS cho HS tiểu học đạt được hiệu quả cao, trước hết, nhà QL cần xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các LLGD trong HĐ GD KNS cho HS. Ví dụ, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn là lập kế hoạch GDKNS theo chủ đề, duyệt kế hoạch dạy học lồng ghép nội dung GD KNS vào các môn học và kế hoạch bài học KNS do GV xây dựng, cùng với ban giám hiệu tổ chức, chỉ đạo và đánh giá việc thực hiện kế hoạch GD KNS của GV, tổ chức cho GV học tập kinh nghiệm GD KNS, đề nghị khen thưởng những GV có thành tích tốt về GD KNS cho HS. Tiếp theo, cần phân công công việc cho các LLGD một cách hợp lý. Dựa trên thế mạnh và chức năng của từng lực lượng, nhà QL sẽ phân công nhiệm vụ.

1.4.5. Quản lý kiểm tra đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học học sinh tiểu học

Việc đánh giá HS sẽ giúp HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức HĐ của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đối với các cấp quản lý (lãnh đạo trường, ngành GD) việc đánh giá HS qua HĐ GDKNS là biện pháp để đánh giá kết quả GD toàn diện.

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong HĐ QL, là quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Do đó, hàng năm, nhà trường phải tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD KNS nhằm nhận định thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những tồn tại, bất cập để điều chỉnh HĐ đạt được mục tiêu đã đề ra.

32

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương, trình kế hoạch đã xây dựng và ban hành. Phải có tiêu chí chuẩn mực cụ thể cho từng HĐ, có thể định tính, định lượng hoặc được sự thừa nhận của tập thể nhà trường trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

1.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học học sinh tiểu học

Cũng như trong dạy học các mơn văn hóa, cơng tác GD KNS cần có CSVC, phương tiện, tài liệu để công tác đạt hiệu quả giáo dục mong muốn. Trên thực tế, đại đa số GV nhà trường chưa được đào tạo một cách căn bản về GD KNS; phương tiện, tài liệu dành cho HĐ này cịn thiếu thốn nhiều. Vì vậy, ngoài việc giao trách nhiệm cho GV, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao KN và nghiệp vụ tổ chức HĐ cho GV, động viên khích lệ tinh thần và có chế độ thỏa đáng kịp thời, từ đó khơi dậy lịng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm trong họ, có như vậy tính hiệu quả của công tác mới cao.

CBQL nhà trường ngoài việc tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quả GD của công tác, cần phải tiết kiệm, cân đối nguồn ngân sách được giao hàng năm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của hội cha mẹ HS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để hỗ trợ cho công tác.

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lí c ơ n g t á c giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài

33

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp GD KNS cho HS.

- Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương cũng có tác động không nhỏ tới công tác GD KNS.

1.5.1.2. Các yếu tố khách quan bên trong

Các yếu tố khách quan bên trong: Việc ban hành các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT và sự chỉ đạo của Sở, Phịng GD&ĐT đối với cơng tác GD KNS cho HS tiểu học. Các yếu tố khách quan bên trong đóng vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng nhiều đến HĐ GD KNS cho HS tiểu học.

Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch GD KNS của các nhà trường vẫn hoàn toàn dựa vào các văn bản chỉ đạo của Phòng, Sở và Bộ GD&ĐT. Nếu các văn bản được ban hành đầy đủ, đảm bảo tính thời sự (thường xuyên được bổ sung), sát với thực tiễn cơ sở thì các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch đảm bảo đầy đủ và đúng theo yêu cầu đặt ra, tạo hành lang pháp lý điều kiện quan trọng cần có đầu tiên để các nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống.

Bên cạnh những văn bản mang tính pháp lý, cần có sự chỉ đạo sâu sát của Sở, Phịng GD&ĐT đối với cơng tác GD KNS từ việc triển khai kế hoạch tới các nhà trường đến việc giám sát, kiểm tra phải cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, có tiêu chí đánh giá việc QL, thực hiện GD KNS mới có thể thúc đẩy các nhà trường tổ chức HĐ GD KNS có hiệu quả.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nhận thức của các LLGD đóng vai trị quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức GD KNS. Để công tác GD KNS của nhà trường, của gia đình và của xã hội đạt được sự thống nhất, các lực lượng

34

GD cần hiểu rõ rằng GD KNS không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà cịn là trách nhiệm của gia đình và tồn xã hội, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của GD gia đình, nhà trường, xã hội trong cơng tác GD HS.

1.5.2.2. Cơ chế quản lí cơng tác giáo dục kỹ năng sống

Cơ chế quản lí cơng tác GD KNS là phương tiện giúp cho ban giám hiệu thực hiện chức năng quyền hạn lãnh đạo của mình đối với cơng tác GD KNS; là cơ sở để ban giám hiệu huy động các nguồn lực có được vào việc tổ chức HĐ GD KNS.

1.5.2.3. Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá các HĐ phối hợp sẽ có tác dụng: đôn đốc các khách thể chịu sự QL, làm tốt hơn các nhiệm vụ đã được chủ thể QL phân công; Đánh giá đúng mức độ hồn thành cơng việc của từng cá nhân, đơn vị, hay tổ chức xã hội tham gia vào quá trình GD KNS cho HS; Cho phép nhà QL nắm bắt chính xác việc diễn biến các HĐ GD KNS, kết quả của HĐ này.

Tiểu kết chương 1

KNS là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. GD KNS có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho thanh thiếu niên. Vì vậy, GD KNS là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em.

Công tác GD KNS là một công tác rất quan trọng trong nội dung giáo dục của các nhà trường phổ thơng nói chung và các trường tiểu học nói riêng. Cơng tác này giúp cho quá trình GD của nhà trường thêm phong phú và toàn diện. KNS như những nhịp cầu biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết

35

làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.

QL cơng tác GD KNS cho HS ở nhà trường là QL HĐ dạy và học KNS của GV và HS, bao gồm HĐ học tập và các HĐ phong trào, sinh hoạt đoàn thể… Để quản lí cơng tác GD KNS đạt hiệu quả, nhà QL cần thực hiện tốt các chức năng QL GD và biến quá trình GD thành quá trình tự GD.

Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở để khảo sát thực trạng QL công tác GD KNS cho HS tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ở chương tiếp theo.

36

CHƯƠNG 2 :

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ QUY NHƠN,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nhận định, đánh giá thực trạng QL công tác GD KNS cho HS tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm làm cơ sở đề xuất, kiến nghị các cấp, đồng thời đưa ra các biện pháp QL công tác GD KNS cho HS tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định mang tính khả thi và hiệu quả.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 06 trường Tiểu học chia đều cho 3 vùng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Bao gồm Trường Tiểu học Ngô Quyền; Trường Tiểu học Âu Cơ; Trường Tiểu học N g ô M â y ; Trường Tiểu học N g u yễ n V ă n C ừ ; Trường Tiểu học Nhơn Hội; Trường Tiểu học Nhơn Lý) . Tiến hành thực hiện với các đối tượng: HT, Phó HT, Tổ trưởng chun mơn, tổ phó chun mơn, các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường, GV và HS. Cụ thể: 148 CBQL, GV (gồm cán bộ QLGD: 12 người, Tổ, nhóm trưởng chuyên môn: 30 người, GV TPT Đội: 6 người, CBQL Phòng GD&ĐT: 3 người, Giáo viên: 97 người) và 300 HS khối lớp 3-4-5 chia đều cho 6 trường (50 HS/ 1 trường).

2.1.3. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát bao gồm các mặt: Nhận thức về mục tiêu, tầm quan trọng, tính cấp thiết của hoạt động GD KNS cho HS; nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GD KNS; các hình thức kiểm tra, đánh giá và các điều kiện phục vụ công tác GD KNS cho HS; công tác QL và cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng khác trong công tác tổ chức các

37

HĐ GD KNS cho HS; xây dựng kế hoạch HĐ và QL tổ chức các HĐGD KNS; quản lý HĐ kiểm tra, đánh giá kết quả GD KNS HS; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến HĐ QL và GD KNS cho HS tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

PP điều tra là PP chính mà chúng tơi sử dụng hệ thống bảng hỏi được thiết kế theo mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)