Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu

3.2.4. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp

hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

3.2.4.1 . Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo sự thích thú, hấp dẫn, lơi cuốn cho HS tham gia các HĐ GD KNS. Qua các HĐ đó, các em dần dần được trang bị các KNS, nhận thức tốt về các giá trị KNS, biết vận dụng, ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. Từ đó, phát triển phẩm chất cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp ở các em.

KNS có nhiều dạng: KN về nhận thức, tư duy; KN thực hành; KN về quan hệ, xử thế... nó diễn ra trên nhiều loại hình HĐ nên cần phải đa dạng các loại hình HĐ nhằm thực hiện GD KNS cho HS và đưa việc rèn luyện KNS trở thành nhu cầu của mỗi HS.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực thực hiện của biện pháp

Loại hình HĐ nào trong nhà trường cũng liên quan đến công tác GD KNS cho HS. Vấn đề là những nhà GD phải biết HĐ đó GD KNS gì cho HS để có những tác động tích cực đến việc rèn luyện của HS.

GV cần đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức, PP tổ chức phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học tạo sự hấp dẫn cho các em. Tạo cơ hội cho HS tham gia trải nghiệm các tình huống, cách HĐ GD KNS.

a. Với các giờ học trên lớp: GV cần mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức HĐ, linh hoạt trong sử dụng PP để triển khai nội dung GD KNS lồng ghép trong dạy học; tăng cường HĐ tập thể gắn liền với HĐ thực tiễn. Sử dụng linh hoạt các PP tổ chức hoạt động GD KNS để gây hấp dẫn cho HS.

78

cho các HĐ trở nên sinh động, thiết thực, gần gũi, khơng cứng nhắc, máy móc nhằm thu hút HS tham gia một cách tích cực nhất. Các HĐ cần chỉ đạo và triển khai thực hiện là:

- Tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần theo chuyên đề tìm hiểu về các KNS với các hình thức như: hát múa, hùng biện, đóng vai, chơi trị chơi, câu đố, thi vẽ tranh…để qua đó GD HS về KNS.

- Tổ chức các HD phong phú đa dạng nhân những ngày lễ lớn trong năm, bằng các HĐ như hội chợ quê, hội diễn văn nghệ, thi các trò chơi dân gian, tham quan dã ngoại,... tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế. Qua các HĐ này nhằm hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng và rèn các kỹ năng sống.

- Tổ chức triển khai giảng dạy tài liệu chuyên đề GD nếp sống văn minh cho HS, để HS được tiếp thu những giá trị truyền thống của người Việt Nam trong nếp sống, phong cách, giao tiếp ứng xử, trong giao lưu, hội nhập quốc tế... - Tổ chức cho HS tham gia các HĐ từ thiện, nhân đạo, GD tinh thần “Lá lành đùm lá rách”... qua đó hình thành ở các em cuộc sống có nghĩa, có tình, ln đồn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tạo điều kiện để các em được rèn luyện, bộc lộ những giá trị sống của mình đã lĩnh hội được.

- Tổ chức cho H S tham gia các H Đ xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó, HS được tham gia chăm sóc các di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, GD những giá trị truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn.

- Tổ chức tuyên truyền GD pháp luật cho HS, GD ý thức chấp hành luật giao thơng, phịng chống ma t và tệ nạn xã hội, phổ biến nội quy nhà trường.

c) Xây dựng nội dung GD KNS thành một môn học độc lập và đưa vào chương trình giảng dạy ở chương trình 2 buổi ngày

79

Đào tạo về Hướng dẫn triển khai dạy học cả ngày ở trường Tiểu học từ năm học 2016 – 2017: HS tiểu học được học tối đa 7 tiết/ ngày (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết) ở buổi thứ nhất tập dạy các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ở buổi thứ hai gồm các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD ĐT chưa dạy ở buổi thứ nhất và các tiết tăng cường, tiết tự chọn, các hoạt động giáo dục khác. Như vậy Hiệu trưởng có thể biên chế tiết dạy KNS vào chương trình buổi 2 cho học sinh. Thời lượng 1 tiết/tuần.

Để thực hiện được biện pháp này, nhà trường căn cứ vào hệ thống mục tiêu và nội dung đã xác định trong kế hoạch dài hạn về KNS của nhà trường, với điều kiện và đặc điểm HS của trường thiết kế khung chương trình, định hướng kiến thức, kĩ năng giảng dạy KNS chung trong trường giúp GV có điểm tựa để xây dựng các bài tập hợp lí, có tính kế thừa giữa các khối lớp.

d) Tổ chức các câu lạc bộ rèn KNS, tăng cường hoạt động trải nghiệm GD KNS qua việc tổ chức các câu lạc bộ tạo ra sự kích thích, hứng thú rất lớn cho HS. Với hình thức này, HS được tham gia, được HĐ trực tiếp với tập thể với vai trò là một bộ phận. Đặc biệt, HS được trải nghiệm, được học hỏi thêm các KN cần thiết một cách tự nhiên và hiệu quả. Xây dựng các câu lạc bộ với những kĩ năng rèn luyện tương ứng được thể hiện như bảng sau:

Bảng : 3.1 Câu lạc bộ rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học

STT Câu lạc bộ Kĩ năng tương ứng

1 Câu lạc bộ Sao nhi đồng KN hợp tác; KN giao tiếp; KN quyết vấn đề; KN sinh hoạt tập thể; KN quản lí thời gian và tổ chức cơng việc

2 Câu lạc bộ nghệ thuật (Câu lạc bộ Tiếng hát Hoa phượng đỏ, câu lạc bộ Hội họa...

Kĩ năng thể hiện cảm xúc; KN chia sẻ cảm xúc; KN hợp tác; KN giao tiếp; KN năng tư duy sáng tạo

80

STT Câu lạc bộ Kĩ năng tương ứng

bộ Bóng đá, Cờ vua…. hợp tác; KN giao tiếp 4 Câu lạc bộ học thuật (Câu lạc

bộ Em yêu khoa học, Nét chữ nết người, Em là nhà Toán học, d Em yêu Tiếng Việt….

- KN làm việc nhóm; KN tổ chức công việc; KN tìm kiếm thơng tin; KN giao tiếp; KN trình bày.

Khi tổ chức các câu lạc bộ rèn KNS cho HS, hiệu trưởng cần lưu ý tiến hành các bước sau đây để hoạt động của các câu lạc bộ đạt hiệu quả:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động câu lạc bộ: xác định mục tiêu hoạt động, hình thức, nội dung hoạt động, nhiệm vụ, nội quy …

+ Tập hợp học sinh theo các câu lạc bộ theo nhu cầu học sinh.

+ Huấn luyện, giao nhiệm vụ cho các học sinh câu lạc bộ: Tổng phụ trách Đôi, giáo viên thể dục, giáo viên âm nhạc…

+ Giám sát quá trình hoạt động rèn luyện kĩ năng của các câu lạc bộ + Tổng kết hoạt động các câu lạc bộ.

Hình thức rèn KNS thơng qua HĐ các câu lạc bộ nhóm rất hay và thiết thực. Tuy Nhiên, để HĐ trở thành một trong những phương thức GD KNS cho HS ở trường tiểu học thì CBQL nhà trường phải quan tâm sâu sắc, kiểm sốt, giám sát chặt chẽ. Bởi, đây khơng phải chỉ đơn thuần là một bài học trên lớp mà là những HĐ gắn liền với những trải nghiệm của HS nên có ảnh hưởng đến tình cảm, thái độ, ý chí và nhân cách HS.

3.2.4.2. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Điều kiện về pháp lí: Hiệu trưởng cần nghiên cứu kĩ các văn bản pháp lí để cân đối hệ thống bài dạy, chương trình dạy KNS phù hợp với đặc điểm tình hình trường, đặc thù học sinh. Ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện đồng bộ.

81

Điều kiện về nhận thức : Giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vai trị, nghĩa vụ của mình khi tham gia GD KNS theo phương thức mới.

Điều kiện về cơ sở vật chất: Để thực hiện tốt các biện pháp trên, CBQL cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đầu tư CSVC nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Việc đầu tư CSVC, trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ góp phần vào việc phát triển cơng tác GD KNS cho HS. Nhà trường phải xác định thực trạng và nhu cầu về CSVC thiết bị dạy học, chủ động xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình phát triển và mục tiêu đặt ra của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, đa dạng hố phương pháp và hình thức tổ chức HĐ GD KNS cho học sinh tiểu học.

3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế QL phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ của các biện pháp được thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các LLGD, một mặt là tạo dựng ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các LLGD, mặt khác tạo ra sự thống nhất, liên tục trong quá trình giáo dục về các mặt thời gian, không gian.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp

Biện pháp tập trung vào việc xác định các cơ chế phối hợp giữa các LLGD; xây dựng một môi trường tự GD để GD KNS cho HS.

- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình:

Nhà trường đóng vai trị chủ đạo của HĐ phối hợp; Hiệu trưởng thông qua đội ngũ GVCN để tổ chức, quản lý HĐ phối hợp này. Như vậy Hiệu trưởng chỉ QL, chỉ đạo HĐ phối hợp này ở góc độ vĩ mơ, cịn GVCN lớp là

82

người trực tiếp đứng ra chủ trì HĐ phối hợp theo đơn vị lớp, theo các cách thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS có thể tổ chức theo các con đường và theo các hình thức khác nhau như:

- Xây dựng mối liên hệ trực tiếp giữa nhà trường và gia đình theo các hình thức sau:

+ Tổ chức họp toàn thể cha mẹ HS , đây là một hình thức liên hệ phổ biến và rộng rãi nhất giữa GVCN với CMHS, được các nhà trường thường xuyên áp dụng. Số lượng cuộc họp và thời gian tổ chức cuộc họp toàn thể CMHS được các nhà trường ấn định tùy theo tình hình thực tiễn, nhưng về cơ bản là được tổ chức định kỳ.

+ Thăm gia đình HS: Qua việc thăm gia đình HS, GVCN nắm được tình hình giáo dục HS hay giáo dục kĩ năng sống cho HS tại gia đình, nắm thêm điều kiện, hoàn cảnh sống, học tập của HS để có được phương pháp giáo dục thích hợp với từng HS.

+ Mời CMHS đến trường: Hình thức này thường được Hiệu trưởng hay GVCN sử dụng để thơng báo tình hình học tập và tu dưỡng đạo đức của cá nhân HS đó để CMHS nắm được, mặt khác hai bên cùng nhau bàn bạc, tìm tịi những biện pháp thích hợp để giáo dục HS có hiệu quả hơn. Tuy nhiên khơng nên lạm dụng hình thức này mà chỉ sử dụng nó khi thật cần thiết, đồng thời phải làm công tác tư tưởng để CMHS hiểu đúng, hiểu đầy đủ mục đích và ý nghĩa của việc mời này.

- Xây dựng mối liên hệ gián tiếp giữa nhà trường và gia đình theo các hình thức sau:

+ Sử dụng sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình: Đây là một hình thức liên hệ gián tiếp khá hữu hiệu giữa nhà trường và gia đình HS.. Để áp

83

dụng hình thức này thì GVCN cần có kế hoạch định kỳ thông báo kết quả học tập, GD và GD KNS của HS cho CMHS. Cùng với việc thông báo kết quả, GVCN phải có những nhận xét đánh giá tồn diện, phản ánh được những tiến bộ hay những tồn tại của HS, kèm theo những kiến nghị với gia đình.

+ Trao đổi thư từ hoặc điện thoại cho CMHS, đây là một hình thức phối hợp giữa nhà trường với CMHS, hình thức này được sử dụng để thơng báo tới CMHS tình hình của HS trong những trường hợp đột xuất.

+ Nhà trường tổ chức phối hợp với gia đình HS thơng qua Ban đại diện CMHS: Ban đại diện CMHS nhà trường là một tổ chức quần chúng do CMHS bầu ra dưới sự tư vấn và hỗ trợ của nhà trường. Ban này đại diện cho CMHS thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của CMHS trong việc giáo dục HS. Chức năng cơ bản của Ban đại diện CMHS nhà trường là tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với nhà trường, với xã hội để giáo dục HS. Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của ngành GD-ĐT và của nhà trường tới CMHS, để họ hiểu, ủng hộ và tự giác thực hiện trách nhiệm của gia đình.

- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với xã hội:

Nhà trường và xã hội có thể tổ chức phối hợp với nhau trong việc giáo dục KNS cho học sinh theo một số cách thức sau

+ Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh ở cộng đồng dân cư + Tạo ra một quá trình giáo dục thống nhất và liên tục về các mặt thời gian, không gian.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa GD của Đảng và Nhà nước, nhà trường cần phải tranh thủ, tận dụng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực để biến HĐGD HS thành nhiệm vụ của toàn dân và toàn xã hội.

- Cơ chế phối hợp giữa gia đình với xã hội:

84

trường tổ chức các phong trào, các HĐ hay các sân chơi lành mạnh cho HS để thu hút các em vào các HĐ bổ ích giúp cho các em có KN tránh bị các phần tử xấu trong xã hội lơi kéo. Gia đình phải tích cực kết hợp với các LLXH ở địa phương để GD con em mình, bằng việc khuyến khích, tạo điều kiện để các em tích cực tham gia vào các HĐ do các LLXH đứng ra tổ chức. Bản thân cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình HS phải làm gương, qua việc chấp hành mọi chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật do Đảng, Nhà Nước, các quy định của địa phương.

- Xây dựng môi trường tự giáo dục trong HS:

“Chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng chính bản thân mình” (Các Mác). Do đó GVCN xây dựng mơi trường tự giáo dục, vai trị của các nhóm bạn, nhóm học tập là không nhỏ, trong việc rèn luyện và GD KNS cho HS, nên GVCN cần biết tận dụng và phát huy tính tích cực của các nhóm bạn nói trên.

3.2.5.2 Điều kiện thực hiện biện pháp

Trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các LLGD, để cơ chế khơng mang tính hình thức và sát với thực tiễn thì nhà trường chú ý làm tốt một số vấn đề sau:

- Người tổ chức, chủ trì các hình thức phối hợp trực tiếp giữa nhà trường và gia đình HS cần xác định rõ mục tiêu, nội dung của buổi làm việc, hình thức tổ chức phong phú, sinh động, nội dung thiết thực.

- Để xây dựng môi trường GD lành mạnh ở cộng đồng dân cư thì mỗi thành viên của các LLXH tham gia công tác GD KNS cho HS phải là một tấm gương đối với các em. Nhà trường kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền và chính quyền các địa phương kiểm soát các tụ điểm vui chơi không lành mạnh trên các khu vực dân cư để hạn chế các tác động tiêu cực của xã hội tới HS.

85

- Để xây dựng được môi trường tự giáo dục trong HS, GVCN phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)