7. Cấu trúc của luận văn
1.2. 3 Giáo dục kỹ năng sống
GD KNS được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường. Ở cấp độ nhà trường, khái niệm GD KNS nêu ra q trình tổng thể được thực hiện thơng qua các HĐ GD.
GD KNS là một quá trình với những HĐ GD cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển, để HS biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái HS suy nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành HĐ thực tế (làm gì và làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng.
GD KNS là trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và KN phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, trong các tình huống và HĐ hằng ngày. GD KNS còn là sự kết hợp giữa HĐ dạy học trên lớp và HĐ thực hành tạo nên hài hịa, cân đối giữa q trình sư phạm tồn diện, nhằm thực hiện mục tiêu GD.
16
GD KNS khơng phải là nói trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Cũng không phải là rao truyền những lời hay ý đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọc chép sẽ thất bại hồn tồn vì chúng chỉ cung cấp thơng tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách cịn rất lớn.
GD KNS là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. Nội dung phải xuất phát từ nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng. Trẻ phải tham gia chủ động vì có thế trẻ mới thay đổi hành vi.
Như vậy có thể hiểu GD KNS là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện cơng việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày.
1.2.4. Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống
QL cơng tác GD KNS chính là những công việc của nhà trường mà người CBQL trường học thực hiện những chức năng QL để tổ chức, thực hiện công tác GD KNS. Đó chính là những HĐ có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới công tác GD KNS trong nhà trường nhằm nhằm huy động nguồn lực, thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều phối, điều chỉnh, giám sát, ... một cách có hiệu quả các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm hình thành cho người học những hành vi lành mạnh, tích cực đồng thời thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực giúp người học giải quyết được các vấn đề và thích ứng tốt nhất trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhân cách
17
người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay .
Từ đó, có thể nói: QL công tác GD KNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể QL đến tập thể GV, HS, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt c ủ a c ô n g t á c GD KNS của nhà trường, hướng vào việc hồn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD và rèn luyện KNS cho HS đã đề ra.