Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ công tác giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 72)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ công tác giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ công tác GD KNS

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) X Thứ Bậc HTTX TX TĐTX KTX HTKTX 1 CSVC phục vụ công tác GDKNS 22.8 28.9 26.7 21.6 0 3.53 2

2 Đội ngũ GV, báo cáo viên 38.9 33.3 22.2 5.6 0 4.06 1 3 Giáo trình, tài liệu phục vụ

cho hoạt động giáo dục KNS

25 27.8 19.4 27.8 0 3.50 3

4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động G D KNS

16.7 30.6 27.2 25.5 0 3.38 5

5 Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục

61

Kết quả khảo sát thực trạng QL các điều kiện phục vụ công tác GD KNS trên cho thấy, nhà trường đã xác định điều kiện tác động mạnh đến hiệu quả cơng tác GD KNS trong nhà trường đó là chất lượng đội ngũ GV, báo cáo viên. Ở điều kiện này có tỷ lệ lựa chọn ở 2 mức TX và HTTX là 72.2%, tỷ lệ này cũng thể hiện được quan điểm “Cán bộ nào, phong trào đó”, chất lượng đội ngũ cao thì chất lượng GD KNS cho HS cũng sẽ cao. Đây là nhận định hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là trong quan điểm đổi mới đánh giá, xếp loại năng lực GV hiện nay.

Điều kiện sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục có tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX là 53.7%. Đối với đặc trưng của cơng tác GD KNS thì chúng tơi đánh giá tỷ lệ này chưa tốt, vì để giáo dục KNS cho HS có hiệu quả địi hỏi phải có sự phối kết hợp đắc lực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.

Điều kiện CSVC, giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác GD KNS có tỷ lệ phiếu chọn ở 2 mức TX và HTTX là tương đồng nhau (51.7% và 52.8%), thực trạng này cũng chỉ được nhận định ở mức độ trung bình, điều này cho thấy điều kiện CSVC phục vụ công tác GD KNS ở các nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầu dạy học KNS. Việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong GD KNS chưa được các nhà trường thực hiện thường xuyên (mức TX và HTTX đạt tỷ lệ 47.3%)

Qua số liệu phân tích ở trên và qua trao đổi trực tiếp với CB, GV, có thể đánh giá các nhà trường đã nhận định khá tốt về điều kiện đội ngũ tham gia GD KNS. Tuy nhiên về CSVC các trường chưa trang bị đầy đủ cho hoạt động này, chưa mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ để ứng dụng giảng dạy, giáo trình và tài liệu cung cấp cho cơng tác GD KNS cịn hạn chế.

62

2.4.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD KNS cho học sinh tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả GD KNS

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) X Thứ Bậc HTTX TX TĐTX KTX HTKTX

1 Giáo án giảng dạy của GV

chủ nhiệm và GV bộ môn. 22 28 17 33 0 3.39 7 2 Hồ sơ của Ban HĐ ngoài

giờ lên lớp 44 37 14 5 0 4.2 3

3 Hồ sơ của Tổng phụ trách

Đội 44 22 11,2 22.8 0 3.87 5

4 Hồ sơ của GV chủ nhiệm 49 25 8.5 17.5 0 4.06 4 5 Kết quả dự giờ các tiết dạy

25 20.6 15 39.4 0 3.31 9 6 Kiểm tra kết quả rèn luyện

của học sinh 19 31.3 18 31.7 0 3.38 8 7 Quan sát HĐ thường

ngày của HS 70.9 25 4 0,1 0 4.67 1 8 Kiểm tra kết quả thực

hiện GD KNS của GV và

các lực lượng GD khác. 22 29 28 21 0 3.52 6 9 Thăm dò ý kiến của phụ

huynh học sinh và các

LLGD khác. 44.6 41.9 8.8 2.7 2 4.24 2

Qua bảng trên, thực trạng QL công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GD KNS được các nhà QL đánh giá cao thông qua quan sát HĐ thường ngày của học sinh, tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX là 95.9%. Để tìm hiểu thêm vì sao hình thức kiểm tra, đánh giá qua quan sát HĐ thường ngày của HS lại được

63

đánh giá cao như vậy, chúng tơi có trao đổi trực tiếp với một số CBQL, GV ở các trường. Trả lời câu hỏi này đa số CBQL, GV đều đồng quan điểm: Quan sát HĐ thường ngày của HS là cách kiểm tra khách quan và dễ nhất, từ đó người QL sẽ có những kế hoạch để chỉ đạo điều chỉnh nội dung, chương trình GD của nhà trường một cách hợp lý nhất. CB, GV còn cho biết thêm việc kiểm tra nội dung GD KNS cho HS qua hồ sơ của GVCN (mức TX và HTTX đạt tỷ lệ 74.0%), Tổng phụ trách Đội (mức TX và HTTX đạt tỷ lệ 66.0%) nhà trường cũng thường xuyên thực hiện nhưng cịn mang nặng tính hình thức. Các giờ sinh hoạt lớp, GV chủ yếu là tổng kết việc học tập của tuần qua, tuyên dương, khen thưởng những HS có thành tích tốt đồng thời nhắc nhở những HS vi phạm nội quy học tập, nội quy nhà trường mà khơng có phân tích cho HS thấy được ngun nhân gì mà dẫn đến trường hợp một số HS vi phạm nội quy nhà trường. Trên cơ sở đó, GV chỉ dẫn, GD những KNS có liên quan đến nội dung vi phạm để HS khắc phục.

Về công tác dự giờ các tiết dạy, CB, GV cũng cho biết nhà trường có tham gia dự giờ các tiết dạy có lồng ghép nội dung GD KNS. Nhưng khi góp ý tiết dạy hầu hết CBQL, GV ít chú ý đến nội dung lồng ghép GD KNS mà chỉ tập trung góp ý về kiến thức bài học. Còn đối với các tiết dự giờ chính khóa về GDKNS, nhà trường chưa thực hiện, chưa quan tâm đến công tác đánh giá kết quả rèn luyện KNS của HS.

Dựa vào kết quả khảo sát và trao đổi ở trên cho thấy, việc QL công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường có thực hiện thường xuyên nhưng cịn nặng tính hình thức, chỉ tập trung ở công tác chuyên môn. Đây cũng là một bất cập trong quản lý công tác GD KNS trong nhà trường hiện nay và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quản lý công tác GD KNS của các nhà trường chưa cao.

64

2.5. Đánh giá chung về thực trang quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định:

2.5.1. Ưu điểm

Đa số CBQL, GV và HS đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác GD KNS cho HS. Nội dung, hình thức, PP GD KNS cho HS đã được triển khai theo quy định, có kế hoạch GD kịp thời, thực hiện đúng kế hoạch xây dựng từ đầu năm học. Hoạt động GD KNS đã được tích hợp vào các mơn học và các HĐ GD khác bằng nhiều hình thức, PP với chủ đề HĐ tương đối đa dạng, đề cập nhiều vấn đề đời sống xã hội của đất nước và quốc tế, đã góp phần chuyển biến tích cực đến chất lượng học tập và rèn luyện của HS.

Quản lí cơng tác GD KNS sống cho HS tiểu học của thành phố Quy Nhơn đã có sự chỉ đạo thống nhất từ Phịng GD- ĐT đến các trường, CBQL các trưởng đã chỉ đạo tương đối tốt việc lồng ghép, tích hợp nội dung GD KNS vào trong các môn học, các HĐNGLL, chào cờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp…

Kết quả là KNS của HS được nâng lên, HS mạnh dạn hơn trong giao tiếp, nhanh nhẹn hơn trong ứng xử, khả năng tự thể hiện, đặc biệt là thói quen tự học của HS. Bên cạnh những thành công, hoạt động GD KNS cịn có các tồn tại hạn chế .

2.5.2. Hạn chế

BGH nhà trường có những quy định về nội dung KNS được tích hợp trong từng mơn học cụ thể nhưng chưa có hướng dẫn rõ ràng về hình thức, PP tích hợp cho từng hoạt động cụ thể, giao cho mỗi tổ chuyên môn tự thống nhất nội dung, hình thức nên chưa có sự đồng bộ trong quản lí. CSVC chưa đáp ứng yêu cầu GD KNS. Công tác kiểm tra của CBQL nhà trường cịn mang tính hình thức, chưa chú trọng về nội dung và kiểm tra hiệu quả của hoạt động vì vậy hiệu quả của cơng tác GD KNS chưa cao.

65

Đội ngũ GV, báo cáo viên chưa được được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức GD KNS, tài liệu phục vụ cho hoạt động GD KNS cịn hạn chế nên các hình thức GD KNS trong nhà trường vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu dựa vào PP hành chính, nặng về thuyết giáo, yêu cầu bắt buộc HS thực hiện, thiếu sự phong phú, linh hoạt, sáng tạo, thiếu sự phối hợp giữa các LLGD nên công tác GD KNS chưa có tính bền vững, ổn định.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Bảng 2.15. Nguyên nhân chủ quan của thực trạng

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) X Th Bậc HTT X TX TĐTX KTX HTKT X

1.1 Công tác chỉ đạo của

các cấp quản lý 52.8 38.9 8.3 0 0 4.45 2 1.2 Sự quan tâm của nhà trường

đến công tác GD KNS cho HS 44.4 53.9 1.7 0 0 4.43 3 1.3 Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, GV với công tác GD KNS 46.1 45 7.2 1.7 0 4.36 6 1.4 Tính khả thi của kế hoạch GD mà nhà trường đã đề ra 51.1 38.9 10 0 0 4.41 4 1.5 Kinh nghiệm và trình độ của GV về GDKNS cho HS 53.3 37.2 8.9 0.6 0 4.43 3 1.6 Sự đam mê học tập của

HS 55.6 41.7 2.7 0 0 4.53 1

1.7 Sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường

66

Từ kết quả ở bảng trên, chúng ta thấy đánh giá của CBQL, GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan nêu trên tác động rất lớn đến hiệu quả GD KNS trong nhà trường, 7/7 yếu tố có tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX >90%. Tỷ lệ này cho thấy nguyên nhân chủ quan chủ yếu ảnh hưởng đến công tác GD KNS cho HS là do sự chỉ đạo của các cấp QL chưa rõ ràng, chưa quyết liệt trong thực hiện GD KNS dẫn đến các LLGD khác GV còn lúng túng khi thực hiện, khơng tích cực tham gia nên hiệu quả của công tác GD KNS không đạt kết quả cao. Văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện GD KNS của Bộ GD&ĐT [11] ban hành dùng chung cho các cấp học, chưa cụ thể không đáp ứng được yêu cầu QL công tác GD KNS trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do QL chỉ dựa vào trình độ, kinh nghiệm của các trường tiểu học, thiếu đồng bộ, khó đảm bảo chất lượng.

2.5.3.2.. Nguyên nhân khách quan

Bảng 2.16. Nguyên nhân khách quan của thực trạng

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) X Thứ Bậc HTTX TX TĐTX KTX HTKTX

2.1 Cách đánh giá, xếp loại học sinh 41.7 50 5.6 2.7 0 4.30 5 2.2 Môi trường sống của HS 51.7 37.2 5.6 5.5 0 4.35 4 2.3 Chương trình giáo dục KNS 43.9 38.9 13.9 3.3 0 4.23 7 2.4 Trình độ đào tạo của GV về

GD KNS 47.2 46.1 5.6 1.1 0 4.39 3

2.5 Điều kiện sống của học sinh 40 51.1 4.4 4.5 0 4.27 6 2.6 Sự hiểu biết của PHHS về KNS 55 38.9 3.3 2.8 0 4.46 1 2.7 CSVC phục vụ công tác GD KNS 47.2 49.4 1.1 2.3 0 4.42 2 2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra 38.3 44.4 8.9 8.4 0 4.13 8

67

Nguyên nhân khách quan nghĩa là nguyên nhân ko phải do chủ thể tạo ra, ngoài nguyên nhân chủ quan như chúng tơi đã nêu ở trên thì tỷ lệ chọn qua 8 nguyên nhân khách quan được tổng hợp ở bảng 2.16 cũng rất cao (trên 82.7%). Có thể đánh giá về các nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế của hoạt động GD KNS trong các nhà trường như sau:

Do cách đánh giá nhà trường, đánh giá CBQL, GV, đánh giá HS của ngành, của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động này, ít quan tâm đến cơng tác GD KNS. Bên cạnh đó, do tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, nguyên nhân sâu xa là tình trạng vơ cảm của con người dưới sự tác động của khoa học-công nghệ, của lối sống tiêu thụ, thực dụng.

Văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện GD KNS của Bộ GD&ĐT [11] ban hành dùng chung cho các cấp học, chưa cụ thể không đáp ứng được yêu cầu quản lí cơng tác GD KNS trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do quản lí chỉ dựa vào trình độ, kinh nghiệm của các trường tiểu học, thiếu đồng bộ, khó đảm bảo chất lượng. Chương trình GD KNS chưa cụ thể, chưa có các giải pháp đồng bộ, đội ngũ GV hầu hết chưa được đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng về GD KNS. Việc đầu tư CSVC cho công tác GD KNS chưa được quan tâm làm ảnh hưởng đến việc GD KNS cho HS.

HS sinh sống ở vùng đảo, bán đảo, ngoại thành ngại giao tiếp, khả năng tư duy độc lập, tư duy sáng tạo của HS hạn chế. Một số phụ huynh HS hiểu biết về vấn đề này c hưa cao nên chưa phối hợp với nhà trường trong việc GD KNS cho HS. Công tác kiểm tra chưa thường xun nên khơng thúc đẩy được q trình GD KNS, GV ít có điều kiện học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau.

68

Tiểu kết chương 2

Theo kết quả khảo sát chính thức với bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp đạt điều kiện sử dụng với độ tin cậy của giá trị trả lời, người nghiên cứu đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt động GD KNS, thực trạng quản lí cơng tác GD KNS cũng với việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GD KNS. Căn cứ vào kết quả phân tích, khảo sát có thể rút ra kết luận sau:

Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động GD KNS cho học sinh, các trường tiểu học đã dành sự quan tâm cho GD KNS. Nhờ vậy, hoạt động GD KNS trong các trường tiểu học từ lâu nay là công tác thường xuyên, được tổ chức với nhiều hình thức phong phú và thực hiện đầy đủ.

Tuy nhiên, việc quản lí cơng tác GD KNS của các trường Tiểu học hiện nay còn nhiều hạn chế vì nội dung GD KNS chưa hồn thiện, chưa đồng bộ, chưa phát triển theo hướng đồng tâm. Phương pháp và hình thức tổ chức GD KNS còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt (chủ yếu là dạy tích hợp), phụ thuộc nhiều vào chương trình giảng dạy các mơn học. Cán bộ quản lý, GV chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc xây dựng kế hoạch, nhà trường vẫn còn nặng nề về dạy kiến thức của môn học, chưa chú ý đến kiến thức về GD KNS. Kế hoạch GD KNS chưa được chi tiết, cụ thể cịn mang tính chung chung, chưa rõ ràng. Các hình thức GD KNS có tác động tích cực đối với việc rèn luyện những KNS vẫn chưa được sử dụng nhiều, chưa đổi mới phương pháp GD KNS, chủ yếu tập trung cung cấp lí thuyết, chưa đáp ứng xu thế coi trọng thực hành nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu giáo dục HS phát triển toàn diện về kiến thức, năng lực và phẩm chất.

Việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc GD KNS cho HS chưa được tốt do hiệu trưởng chưa xây dựng được kế hoạch riêng cho nhà trường về quản lý HĐGD KNS.

69

Tóm lại, GD KNS, nếu được tổ chức tốt sẽ là môi trường thuận lợi sẽ làm cho mối quan hệ thầy trị thêm gắn bó, HS biết giúp đỡ nhau trong học tập, xây dựng một tập thể đoàn kết. Bằng nhiều nội dung, hình thức, với chủ đề hoạt động đa dạng, đề cập nhiều vấn đề đời sống xã hội của đất nước và quốc tế, sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng học tập và rèn luyện của HS. Qua đó nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và các KNS của HS, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, ý thức trách nhiệm cơng dân, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)